-
Sau thời gian dài tạm ngưng, công trường dự án bắt đầu nhộn nhịp trở lại -
Điều chỉnh giá đất chưa ảnh hưởng đến doanh nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu trong ngắn hạn -
Keppel bán vốn trị giá 8.500 tỷ đồng tại dự án Saigon Sports City và Saigon Centre -
An Giang: Lượng giao dịch bất động sản thấp -
Ninh Thuận chỉ còn 2 dự án chưa thực hiện xác định giá đất trong năm 2024 -
Đất Chương Mỹ (Hà Nội) sau "hạn" ngập lụt: Có nơi giảm kịch sàn vẫn vắng khách -
Liệu giá nhà có giảm, khi đánh thuế bất động sản thứ hai?
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA). |
Đại diện cho tiếng nói của các doanh nghiệp địa ốc, VNREA đã có những kiến nghị gì để góp phần tháo gỡ khó khăn trước mắt?
Mới đây, chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế về việc xin gia hạn nộp thuế để hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản ứng phó và vượt qua khó khăn trước thách thức của đại dịch Covid-19.
Kiến nghị này tập trung vào các nội dung: đề nghị bổ sung doanh nghiệp bất động sản là đối tượng được xem xét gia hạn nộp thuế trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Cụ thể, các doanh nghiệp bất động sản được giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, tiền thuê đất. Đồng thời, chúng tôi cũng đề nghị bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân vào các sắc thuế được xem xét gia hạn nộp thuế của dự thảo này.
Về thời gian gia hạn, chúng tôi đề nghị xem xét kéo dài thời gian gia hạn cho các doanh nghiệp là 1 năm, thay vì 5 tháng, do ảnh hưởng của đại dịch dự kiến sẽ kéo dài.
Chúng tôi khẩn thiết đề nghị, các doanh nghiệp địa ốc cũng cần được tính vào nhóm cần tiếp sức từ các gói hỗ trợ của Chính phủ. Trong khối doanh nghiệp bất động sản có doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng, kể cả nhóm các chủ đầu tư phát triển dự án… cũng bị ảnh hưởng nặng. Doanh nghiệp địa ốc đang chịu khủng hoảng kép, vừa bị siết tín dụng, vừa gặp khó khăn do Covid-19, nên rất cần sự hỗ trợ.
Các doanh nghiệp bất động sản đang rất “bí” nguồn tiền. Ông có đề xuất gì về vấn đề tín dụng?
Theo tôi, thời điểm hiện tại, rất cần nới tín dụng cho ngành địa ốc. Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về vốn vì doanh thu không có, hoạt động bán hàng bị đình trệ, trong khi vẫn phải trả nợ gốc và lãi vay.
Đặc biệt, với các doanh nghiệp bất động sản tham gia cả lĩnh vực xây dựng, thì khó khăn còn chồng chất hơn nhiều. Doanh nghiệp nhóm này phải sử dụng nhiều lao động, máy móc, xăng dầu…, nhưng tại các công trường, dự án hiện nay, nhiều công nhân phải tạm nghỉ do cách ly và tuân thủ việc không tụ tập đông người. Có những doanh nghiệp xây dựng bị giảm 50 - 70% khối lượng công việc, ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập của hàng trăm ngàn lao động.
Không những vậy, tác động tiêu cực này cũng lan rộng, ảnh hưởng mạnh đến các ngành cung cấp nguyên vật liệu.
Thời gian qua, một số chính sách được ban hành là tín hiệu vui cho thị trường, nhưng dường như là chưa đủ?
Vừa qua, các cơ quan quản lý đã có hướng dẫn về chế độ sử dụng đất và việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho condotel; Nghị định số 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư được ban hành… đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho các dự án, doanh nghiệp .
Tuy nhiên, theo tôi, các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng cần ban hành các văn bản liên quan đến các sản phẩm khác như shophouse, shoptel… để hoàn thiện hành lang pháp lý và giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Theo ông, phân khúc nào sẽ hoạt động mạnh trở lại sau khi dịch Covid-19 được khống chế?
Đó là phân khúc nhà ở giá thấp, bình dân hoặc nhà ở xã hội ở các đô thị lớn, bởi nó gắn với nhu cầu thật. Khách hàng sẽ tiếp cận các sản phẩm này sớm hơn, vì đó vẫn là vấn đề bức thiết, thường nhật. Ngoài ra, có thể là các dự án đất nền có pháp lý tốt, được quy hoạch bài bản, bởi suất đầu tư thấp, trong khi triển vọng tăng giá lại cao.
Riêng với nhà ở xã hội, ông có đề xuất giải pháp gì?
Theo tôi, để phát triển nhà ở xã hội, Nhà nước cần có gói cấp bù lãi suất cho hệ thống ngân hàng để “bơm tiền” cho các dự án, thay cho gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng trước đây. Theo tính toán của chúng tôi, nếu có thể bù 1.000 tỷ đồng, thì ngân hàng thương mại sẽ “bơm” ra khoảng 25.000 tỷ đồng, tạo được một số lượng nhà ở lớn cho các đối tượng có nhu cầu. Gói hỗ trợ này chính là nguồn vốn mồi giúp tăng khả năng triển khai các dự án nhà ở xã hội.
-
Dịch vụ quản lý nhà chung cư có cần đăng ký hợp đồng mẫu? -
Quy định mới về phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất -
KCN Phước Đông cung ứng hơn 40.000 m2 kho xưởng ra thị trường -
Thông qua Luật Đất đai sửa đổi; Gần 100 nhà đầu tư muốn cải tạo chung cư Hà Nội; Giá thuê đất khu công nghiệp tăng -
Đà Nẵng: Không đùn đẩy trách nhiệm làm ảnh hưởng tiến độ dự án bất động sản -
Doanh nghiệp địa ốc chưa thể “thở phào” -
Thị trường bất động sản sẽ có đào thải lớn
-
1 Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
2 Hé lộ phương án đầu tư nâng cấp tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
3 Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 2: Công thức kiếm tiền phi pháp -
4 Không nhất thiết phải thay đổi lãi suất điều hành -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 3/10
-
Khởi tố Giám đốc Công ty Dược phẩm NAC về hành vi trốn tránh nghĩa vụ thuế -
Nguy cơ dự án môi trường đô thị 38 triệu USD tại Quảng Bình không thể hoàn thành -
Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 2: Công thức kiếm tiền phi pháp -
Công bố kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ “chuyến bay giải cứu”
- Yên tâm chăn nuôi vì được hỗ trợ toàn diện
- Trải nghiệm tham gia trực tiếp Podcast “Have a sip” tại TP.HCM cùng Marriott Bonvoy®
- ROX Group là “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” 4 năm liên tiếp
- Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp
- Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 nhân đôi hỗ trợ học sinh các tỉnh thiên tai
- Công trình xanh cao tầng với chiến lược phát triển nhà ở đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường