-
Hưng Yên sẽ đấu giá 273 lô đất ngay sau Tết Ất Tỵ 2025 -
Mối lo trên thị trường địa ốc TP.HCM -
Phác thảo bức tranh thị trường bất động sản Long An năm 2025 -
Thanh tra dự án bất động sản có giá tăng bất thường; Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở xã hội -
Chưa thể thanh toán lãi gói trái phiếu 320 triệu USD, Novaland tiếp tục đàm phán giãn nợ -
Để cư dân không phải “ở trọ” trong chính căn nhà của mình -
TP.HCM gỡ vướng 41 dự án, cấp sổ hồng cho 27.575 căn hộ
Giữa tháng 10/2015, tại TP.HCM, một công ty tại Australia đã tổ chức buổi gặp gỡ và tri ân những khách hàng được công ty giới thiệu và bán sản phẩm BĐS tại Australia trong năm 2015. Trong sự kiện này, chị Trần Thái Nhu, Giám đốc một công ty dược tại quận 5, TP.HCM đã chia sẻ cơ duyên khiến chị quyết định đầu tư hơn 10 tỷ đồng mua một căn biệt thự tại Australia.
Chị Nhu kể, đầu năm 2015, với số tiền hơn 10 tỷ đồng, chị tìm mua một căn biệt thự tại quận 7, nhưng người bán đòi hơn 20 tỷ đồng. Nếu vay thêm để sở hữu căn biệt thự này thì chị phải chịu lãi suất khá cao, thị trường BĐS trong nước lại luôn có biến động lớn.
Bên cạnh dòng vốn từ nước ngoài chảy vào thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam trong thời gian qua, còn có dòng vốn từ Việt Nam đổ ra mua nhà tại các thị trường BĐS nước ngoài |
“Qua giới thiệu của một người bạn, tôi đã quyết định tìm mua một căn biệt thự tại Australia. Thị trường BĐS tại đây luôn ổn định, giá tăng đều theo chu kỳ quý, thủ tục không rườm rà, ngân hàng lại hỗ trợ người nước ngoài mua nhà tới 60% giá trị thông qua bảo lãnh từ phía công ty tư vấn và luật sư”, chị Nhu nói.
Theo đánh giá từ một công ty tư vấn bất động sản tại Anh có văn phòng ở TP.HCM, nhu cầu mua nhà của người Việt tại nước ngoài gia tăng trong một vài năm gần đây và tập trung vào thị trường Mỹ, Australia, một phần vì giá cả tại đây tương đối phù hợp với năng lực tài chính của một bộ phận người Việt trong nước.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Lê Vân, Giám đốc phát triển kinh doanh châu Á - Thái Bình Dương của Công ty Tư vấn BĐS Iwealthpor cho biết, Australia nổi tiếng với chế độ chăm lo cho người dân rất chu đáo, lại ổn định về chính trị, luật pháp rõ ràng, sự vững mạnh của nền tài chính đáng tin cậy. Về mục đích đầu tư, lượng cầu lúc nào cũng lớn hơn cung gấp nhiều lần, khiến thị trường BĐS nước này trở nên năng động và thu hút nguồn đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.
“Hiện ở Việt Nam, có khoảng 3-4 công ty làm cầu nối trực tiếp với các chủ dự án ở Australia. Ngoài ra, còn nhiều những công ty khác chuyên về thị trường Canada, Mỹ, Singapore… đang làm nhiệm vụ kết nối, tư vấn sản phẩm BĐS cho người dân Việt Nam”, bà Vân cho biết.
Ông Trần Văn Tuấn, nhân viên tư vấn thuộc Công ty Tư vấn định cư Anh cho hay, nước này có những chính sách ưu đãi lớn nhằm hút nhà đầu tư ngoại đầu tư vào BĐS. Theo đó, nếu người nước ngoài mua nhà giá từ 1 triệu bảng Anh trở lên sẽ được cấp visa thường xuyên vào Anh. Khách hàng ngoại quốc mua nhà từ 2 triệu bảng trở lên mà sau 4 năm vẫn giữ không chuyển nhượng sẽ được xem xét nhập quốc tịch Anh. “Hai năm nay qua, công ty tôi đã tư vấn cho hơn 200 người Việt Nam sở hữu nhà tại Anh”, ông Tuấn cho biết.
Tại Singapore, một báo cáo từ Savills cho thấy, người nước ngoài sở hữu BĐS của nước này chiếm 1/3 thị trường, trong đó có rất nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, theo một lãnh đạo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, việc nhiều người Việt Nam đổ tiền ra nước ngoài đầu tư BĐS là sự đầu tư ngoài luồng, mang tính không hợp pháp, vì pháp luật Việt Nam đang thắt chặt việc đổ ngoại hối ra nước ngoài. Tình trạng này nếu không được kiểm soát chặt sẽ làm cho đất nước có nguy cơ bị rút ruột tài chính.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, hiện ở Thành phố chỉ có 2 công ty có giấy phép và đang thực hiện giao dịch BĐS tại nước ngoài là Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (TDH) có trụ sở tại Mỹ và Công ty Hoàng Anh Gia Lai. Nếu những công ty khác tại TP.HCM đang hoạt động trong lĩnh vực này mà chưa được Nhà nước cấp phép thì đó là hoạt động trái phép.
Ông Ngô Quang Phúc, Phó tổng giám đốc Him Lam Land cho rằng, việc người Việt đầu tư ra thị trường BĐS nước ngoài chắc chắn không tốt bằng thị trường BĐS Việt Nam. “Với lãi suất tại nước ngoài hiện chỉ từ 0 đến 1%, thì việc đầu tư sẽ sinh lời rất ít”, ông Phúc nói.
-
Thái Bình: Đề nghị công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV -
Sau khi thành lập, quận Gia Lâm (Hà Nội) sẽ có 16 phường, quy mô hơn 300.000 người -
Cầu Xóm Bóng bắc qua sông Cái, Nha Trang sẽ đi vào khai thác từ ngày 20/9 -
Thừa Thiên Huế xây dựng khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
-
Kon Tum nói gì về tình trạng ngập nước ở đô thị “phố núi”? -
Số ít cử tri không tán thành Đề án thành lập thị trấn Cát Khánh vì lo thuế phí tăng -
Chuyên gia OneHousing: Vay mua nhà tạo thói quen tích lũy bắt buộc với người làm công ăn lương -
Đà Nẵng tiếp tục bố trí vốn mở rộng tuyến đường nội thị nhỏ -
Hà Nội sẽ lấy ý kiến về diện tích thuê nhà để được đăng ký thường trú -
Phấn đấu hoàn thành công tác kiểm định tất cả chung cư cũ trước quý IV-2023 -
Định vị giá trị chủ nhân khi sở hữu căn hộ Happy One Central
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- KONE trúng thầu cung cấp thang máy và giải pháp lưu chuyển cho dự án tại Sihanoukville, Campuchia
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Shanghai Electric giới thiệu các công nghệ phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh năng lượng tương lai thế giới
- Trò chơi máy tính trực tuyến huyền thoại nhiều người chơi Gunbound quay trở lại