
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động
-
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư -
Tránh xung đột lợi ích trong mô hình bất động sản “livehouse”
![]() |
“Khoảng lặng” của phân khúc văn phòng cho thuê đã kéo dài khá lâu |
Trước năm 2011, khi thị trường bất động sản bùng nổ, cùng với những dự báo về nhu cầu mặt bằng cho thuê tăng nhanh, nhiều doanh nghiệp địa ốc đua nhau phát triển dự án văn phòng cho thuê. Khi bong bóng bất động sản xì hơi, nhiều dự án tòa nhà văn phòng mới triển khai đã rơi vào cảnh “đắp chiếu”, hoặc có triển khai cũng với tiến độ “rùa bò”. Thậm chí, không ít chủ đầu tư còn phải trì hoãn việc hoàn thiện.
Tại Hà Nội, dự án Tòa nhà văn phòng 198B Tây Sơn là một điển hình. Dự án có quy mô 21 tầng này vốn là tòa nhà văn phòng hạng A, do Công ty Liên doanh Đầu tư tài chính Hòa Bình làm chủ đầu tư và được triển khai từ năm 2009. Với tiến độ thi công rất chậm, nên tới năm 2014, Dự án mới hoàn thiện phần thô. Mặc dù vậy, từ đó đến nay, Dự án vẫn chưa thể hoàn thiện, mà vẫn “án binh bất động”.
Năm 2015, cùng với hàng loạt dự án dang dở khác, dự án Tòa nhà văn phòng 198B Tây Sơn bị Sở Xây dựng Hà Nội kiến nghị thu hồi và chuyển chủ đầu tư khác vì gây mất mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, đến nay, dự án này vẫn chưa bị thu hồi và chủ đầu tư dự án cũng không chịu hoàn thiện để đưa vào sử dụng.
Có “số phận” tương tự dự án 198B Tây Sơn, song dự án Tòa nhà văn phòng HUD Tower trên đường Lê Văn Lương “may mắn” hơn khi vẫn đang được triển khai.
HUD Tower là tổ hợp 2 tòa tháp văn phòng hạng A, với diện tích sàn khoảng 70.000 m2. Dự án được triển khai từ năm 2010, nhưng nhiều lần bị ngừng thi công vì thị trường bất động sản rơi vào suy thoái. Bản thân chủ đầu tư là Tổng công ty HUD cũng trong tình trạng khó khăn, nên dù đang được triển khai, nhưng rất chậm và chưa hẹn thời gian hoàn thiện.
Cũng tại Hà Nội, trào lưu các tổng công ty đầu tư dự án văn phòng cho thuê từng khá rầm rộ. Ngoài HUD, nhiều tổng công ty khác cũng tham gia làm dự án văn phòng như Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico), Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem)… Trong số này, Tổng Công ty Sông Đà và Handico dù đã hoàn thiện được dự án của mình, nhưng việc thu hút khách thuê đang gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, Vicem có tham vọng xây dựng tòa nhà điều hành kết hợp văn phòng cho thuê tại dự án Vicem Tower, với quy mô lên tới gần 80.000 m2 gần Tòa tháp Keangnam. Tuy nhiên, Vicem Tower hiện cũng đang ở thế “kẹt” vì chưa thể hoàn thiện.
Được biết, dự án Vicem Tower được triển khai từ năm 2011 và dự kiến hoàn thiện sau 3 năm. Nhưng hiện tại, dự án này mới chỉ làm xong phần khung và trong tình trạng “đắp chiếu” từ vài năm nay.
Một dự án tòa nhà văn phòng khác cũng được đầu tư theo trào lưu này là dự án Eurowindow tại số 2 Tôn Thất Tùng. Trước năm 2010, dự án tòa nhà văn phòng Eurowindow từng là một khách sạn hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2011, khách sạn này đã bị tháo dỡ để xây dựng dự án tòa nhà văn phòng cho thuê. Sau đó, dự án này đã “rơi vào quên lãng” trong nhiều năm, trước khi được khởi động trở lại thời gian gần đây.
Theo tìm hiểu của Đầu tư Chứng khoán, dù thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hồi phục, song nhiều dự án tòa nhà văn phòng dù đã hoàn thiện vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách thuê. Báo cáo mới nhất của các công ty nghiên cứu bất động sản như Savills hay CBRE cho thấy, thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội đã có sự cải thiện, nhưng chủ yếu là ở khu vực trung tâm.
Trong khi thị trường văn phòng cho thuê được dự báo sẽ còn tiếp tục khó khăn, nhiều dự án tòa nhà văn phòng đang triển khai hoặc đang trong quá trình hoàn thiện, các chủ đầu tư rất có thể sẽ tiếp tục trì hoãn tiến độ, thậm chí “đắp chiếu” dự án, bởi chi phí để hoàn thiện dự án văn phòng thường rất lớn.
-
Tiềm năng tăng giá bất động sản tại “cực tăng trưởng” mạnh nhất Thủ đô
-
Mục sở thị không gian sống và nghỉ dưỡng chuẩn Nhật của giới tinh hoa tại “đảo tỷ phú”
-
Thái Nguyên - Viên ngọc mới trên bản đồ du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc
-
Cởi trói pháp lý, bơm vốn lãi suất thấp đưa thị trường bất động sản TP.HCM bứt tốc
-
Nghệ An giao 1.394 m2 đất cho doanh nghiệp thuê tại Thị xã Thái Hoà -
Quảng Nam đề xuất 6 khu đất đấu thầu xây dựng các dự án đô thị -
Hà Nội xem xét phương án quy hoạch 3 khu chung cư cũ Thành Công, Giảng Võ và Ngọc Khánh -
Lợi thế “tam thuận” đưa Móng Cái thành tâm điểm đầu tư kế cận thị trường tỷ dân -
Khởi công dự án Hai Phong Sakura Golf Club: Khai mở Phong cách tinh tế - Giá trị tinh hoa -
Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - Thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội -
MIK Group thực hiện hóa phong cách sống hạng A với Tổ hợp The Matrix One
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
2 Thuế nhập khẩu ô tô lớn từ Mỹ về 0%, giá xe biến động ra sao
-
3 Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây
-
4 Chung cư, đất nền đạt đỉnh, nhà đầu tư chùn tay
-
5 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”