
-
Phong thủy - tiêu chí quan trọng tạo nên giá trị bất động sản
-
NovaGroup đề xuất phát triển đô thị sinh thái, thông minh tại Thái Bình
-
Các kiến trúc sư vang danh thế giới và những công trình mang tính biểu tượng -
Five Star Group tìm kiếm biểu tượng công trình mới cho TP. Vũng Tàu -
“Đón bình minh” là kiến trúc được Quảng Trị chọn cho công trình cầu Thạch Hãn 1 -
BCI Asia vinh danh 10 Chủ đầu tư và 10 Công ty Kiến trúc hàng đầu Việt Nam
Trước nhiều vụ cháy để lại hậu quả thương tâm, từ góc độ kiến trúc, thiết kế nhà phố ở các đô thị không nên chỉ tập trung vào tối ưu diện tích sử dụng, phân bố phòng hay các tiện ích khác, mà cần đặc biệt lưu ý tới việc bố trí các lối thoát hiểm và đảm bảo an toàn khi xảy ra hoả hoạn.
Phần lớn nhà phố tại các đô thị lớn (Hà Nội và TP. HCM) thường nằm trong ngõ nhỏ, hẹp và sâu, nhà xây san sát nhà, ít mặt thoáng. Gia chủ cũng do lo ngại về vấn đề an ninh nên các căn nhà phố thường được xây kín, cửa khoá nhiều lớp hoặc che chắn mặt tiền bằng lưới, lồng sắt,… trong khi không có lối phụ gây khó khăn trong việc thoát hiểm nếu xảy ra hoả hoạn.
Thực tế, trong các vụ cháy ở các thành phố lớn, nạn nhân không thể thoát ra khỏi đám cháy do đa số nhà phố có thiết kế ít khoảng mở, thiếu lối thoát hiểm hoặc lối thoát hiểm không đạt chuẩn.
Tạo các khoảng mở cần thiết
Nhà phố có lối thoát hiểm đạt chuẩn là khi mỗi tầng có ít nhất hai lối thoát hiểm: Một lối thoát hiểm ra cầu thang (lên hoặc xuống) và một lối thoát hiểm khác (cửa sổ, ban công, lo-gia).
Do công tác quy hoạch đô thị, nhà phố ở Việt Nam thường là loại hình nhà ống có diện tích nhỏ và sâu, lại chỉ có một mặt tiền. Vì vậy khi xây nhà, gia chủ không nên tận dụng toàn bộ diện tích sàn, thay vào đó nên chừa không gian cho ban công hoặc lo-gia. Nếu muốn, gia chủ có thể tăng số tầng để bù lại diện tích mặt bằng.
Bên cạnh tính thẩm mỹ, ban công hoặc lo-gia sẽ là nơi thoát thân giúp các nạn nhân duy trì sự sống, ngăn cách người với không gian ngạt khói bên trong nhà nếu xảy ra hoả hoạn. Trong trường hợp ban công hoặc lo-gia quây lam, lưới… thì nên có ô cửa mở bằng bản lề, có khoá để mở khi cần thiết.
![]() |
Thiết kế nhà phố cần tạo các khoảng mở cần thiết. |
Ngoài ban công hoặc logia, gia chủ cũng nên cân nhắc thiết kế sân thượng - một khoảng trống rộng và thoáng có công dụng tương tự ban công. Trong trường hợp xảy ra cháy ở các tầng dưới, nạn nhân có thể thoát thân lên sân thượng để chờ sự hỗ trợ từ phía các lực lượng cứu hộ.
Với các căn nhà phố chỉ có một mặt tiền, cầu thang nên xây dựng gần mặt tiền hoặc gần các khoảng sân vườn.
Sử dụng giếng trời tự động đóng mở
Giếng trời là chi tiết không còn lạ lẫm với các căn nhà phố vì vừa mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình, lại vừa cung cấp ánh sáng tự nhiên giúp ngôi nhà tràn đầy sức sống.
![]() |
Giếng trời được thiết kế dạng tự động, gia chủ có thể mở thông giếng trời để làm thoáng khí trong nhà. |
Trong sự cố hoả hoạn, với giếng trời được thiết kế dạng tự động, gia chủ có thể mở thông giếng trời để làm thoáng khí trong nhà, đưa khói thoát thẳng lên trên giúp làm giảm quẩn khói trong nhà gây ngạt.
Trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC
Không tốn quá nhiều diện tích trong nhà nhưng khi xảy ra sự cố, các trang bị thiết bị phòng cháy - chữa cháy lại quan trọng hơn bao giờ hết.
![]() |
Nhà phố cần trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC. |
Gia chủ nên lắp đặt bình chữa cháy tại các sảnh cầu thang, đặt sẵn các dụng cụ xà beng, búa, dây… ở những vị trí thuận tiện cho việc thoát hiểm như ban công, cửa sân thượng, cửa lối thoát hiểm,…
Với các hộ gia đình có điều kiện kinh tế, việc lắp đặt hệ thống báo cháy - chữa cháy cho nhà ở cũng rất cần thiết.
Chọn các loại cửa hợp lý
Khi hoả hoạn, dù là cửa sổ hay cửa chính cũng đều là các lối thoát thân quyết định sự sống còn.
Loại cửa lùa hoặc loại cửa mở bản lề xoay sẽ là lựa chọn an toàn hơn so với việc làm cửa sổ chết hoặc cửa lật sẽ gây khó khăn cho việc trèo ra khi có sự cố. Dù khá phổ biến nhưng các loại cửa chính là cửa sắt kéo hay cửa nhôm cuốn đều không thuận tiện cho việc thoát hiểm, gia chủ nên cân nhắc thay thế bằng các hệ cửa mở; nếu có thể, nên làm cửa mở quay ra ngoài sẽ dễ thoát hiểm hơn.
Các loại cửa trong nhà nên sử dụng hệ chốt khoá đơn giản, dễ vận hành; nên sử dụng khoá bằng các loại chốt hãm, không nên dùng chìa tránh luống cuống trong trường hợp khẩn cấp.
Dù đã trang bị và thiết kế đầy đủ các chi tiết đảm bảo an toàn khi xảy ra cháy nhưng các gia chủ cũng không nên lơ là, bỏ quên công tác kiểm tra các lối thoát hiểm, hệ thống cửa và chốt khoá, các trang thiết bị PCCC thường xuyên để thuận tiện sử dụng khi có sự cố. Tất cả đều đóng vai trò tiên quyết nhằm đảm bảo tính mạng con người.
-
Hậu Giang: Đầu tư khu đô thị mới vốn hơn 1.157 tỷ đồng tại TP. Vị Thanh -
“Rốn” hút dòng vốn FDI, Bắc Giang bứt tốc trở thành “đất lành” của nhà đầu tư bất động sản -
Quảng Trị hủy bỏ 3 quy hoạch “treo” rộng hơn 300 ha -
Thừa Thiên Huế: Công bố quy hoạch Khu đô thị Vinh Thanh 1.500 hecta -
Sống trọn từng khoảnh khắc tại căn hộ đậm chất Indochine phía Tây Thủ đô -
Hà Nội đặt chỉ tiêu diện tích nhà bình quân đạt 28,2 m2/người năm 2023 -
Bình Định phê duyệt quy hoạch chung đô thị Cát Tiến rộng gần 1.800 ha
-
Xu hướng năng lượng xanh để phát triển bền vững
-
Làm việc tại Đại học RMIT: Hòa nhập, đổi mới và tạo tác động
-
Mang đến an tâm toàn diện, Nagakawa giới thiệu Bộ sản phẩm gia dụng và thiết bị nhà bếp 2024
-
Top những điều cần biết khi tìm kiếm Coworking space Thảo Điền
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/9/2023
-
Dịp Tết Trung thu Propercorn trình làng sản phẩm bỏng ngô gắn tranh Đông Hồ