-
Một số ngân hàng giảm lãi vay mua nhà trong tháng 10/2024 -
Keller Williams Việt Nam - VNARP - VBI Global tổ chức Chuỗi sự kiện kết nối kinh doanh và đầu tư bất động sản quốc tế 2024 -
Phiên đấu giá đất Quốc Oai kéo dài gần 20 tiếng, giá cao nhất là 54 triệu đồng/m2 -
Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball -
Thực thi Luật Đất đai 2024 vẫn thấy vướng -
Lượng chung cư mới Hà Nội tăng nhưng giá nhà vẫn không giảm -
Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam hiện có sự tham gia của các nhà đầu tư lớn như VSIP, Mapletree, DEEP C, WHA.... Ảnh: Đức Thanh |
Sự tham gia của các nhà đầu tư lớn
Đại diện truyền thông của Logos, thành viên của Công ty Quản lý quỹ ARA, có trụ sở tại Sydney (Australia) đã chính thức xác nhận, đang huy động số vốn 1,2 tỷ USD để đầu tư vào Việt Nam và Hàn Quốc. Trong số này, khoảng 400 triệu USD sẽ được dành để đầu tư vào ngành nghề cốt lõi của Logos tại Việt Nam là logistic thương mại điện tử, thực phẩm và kho lạnh.
Logos được thành lập năm 2010 tại Australia, chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp và hậu cần. Trong các cổ đông của Logos có ARA Asset Management, một nhà quản lý quỹ tài sản bất động sản hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương, với tổng tài sản được quản lý trên toàn cầu là 88 tỷ đô la Singapore. Theo dữ liệu trên website, tính đến tháng 6 năm nay, Logos đã quản lý và sử dụng hơn 6 triệu m2 bất động sản, với tổng trị giá hơn 7,16 tỷ USD thông qua 20 dự án liên doanh trên toàn cầu.
Trước đó, từ đầu năm nay, có thông tin GLP, một trong những tập đoàn toàn cầu có trụ sở tại Singapore, hoạt động trong lĩnh vực hậu cần, bất động sản, cơ sở hạ tầng, tài chính và công nghệ, cũng quan tâm đến thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, các thông tin về đầu tư của tập đoàn này tại thị trường Việt Nam vẫn chưa được tiết lộ.
Sự tham gia của Logos và sắp tới là GLP vào thị trường Việt nam cho thấy, với các tiềm năng có sẵn và chiến lược rõ ràng trong thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang thực sự là điểm đến cho các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp quốc tế.
Thị trường bất động sản công nghiệp ở Việt Nam (gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và các bất động sản hậu cần khác) vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Thị trường này hiện có sự tham gia của các nhà đầu tư lớn trên thế giới như VSIP, Mapletree, DEEP C, WHA, Ascendas, cũng như các công ty trong nước như KTG, Kinh Bắc, Becamex...
Về phân khúc nhà xưởng xây sẵn và nhà xưởng theo yêu cầu, thị trường Việt Nam đang có các nhà đầu tư BW Industrial - liên doanh giữa Warburg Pincus và Becamex IDC với tổng vốn đầu tư lên đến 215 triệu USD; Boustead Projects Limited với dự án nhà xưởng xây sẵn tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch và các nhà đầu tư trong nước.
Trung tâm sản xuất cạnh tranh thứ hai trên thế giới
Ông Paul Tonkes, Giám đốc Khối Dịch vụ công nghiệp và kho vận, Công ty Cushman & Wakefield Vietnam cho rằng, Việt Nam là trung tâm sản xuất cạnh tranh thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc, trong Bảng xếp hạng hàng năm về các địa điểm thích hợp nhất cho sản xuất toàn cầu về điều kiện hoạt động và tính cạnh tranh về chi phí của công ty này. Năm 2019, Việt Nam xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng đề cập 48 quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương này.
Theo dữ liệu từ Tập đoàn Real Capital Analytics, đến quý II/2020, giao dịch bất động sản ở châu Á - Thái Bình Dương sụt giảm đáng kể, nhưng các giao dịch trong thị trường bất động sản công nghiệp và ngành giao nhận - kho vận chỉ giảm ít. Điều này cho thấy, đây là nhóm có khả năng phục hồi cao trong và sau đại dịch Covid-19.
Ông Simon Smith, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn tại Savills châu Á - Thái Bình Dương cho biết, bất động sản công nghiệp đang thu hút đầu tư từ nhiều nhà đầu tư quốc tế. Ngành này có liên quan chặt tới các xu hướng lớn mạnh như sự phát triển của thương mại điện tử và hầu như mọi thị trường trong khu vực đều thiếu không gian kho vận hiện đại phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao này.
Số liệu của Focus Economics cho thấy, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam trong tháng 6/2020 tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ vào sự phục hồi trong sản xuất hàng hóa và sản xuất điện. Sản lượng sản xuất và công nghiệp ước tính tăng 2,71% trong năm 2020, dự kiến tăng 9,2% vào năm 2021, cho thấy sự tăng trưởng khiêm tốn nhưng đầy hứa hẹn của lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, Chỉ số quản lý sức mua (PMI) cũng tăng vọt lên 51,1 điểm vào tháng 6/2020 so với 42,7 điểm vào tháng 5, đánh dấu mức tăng trưởng đầu tiên trên ngưỡng 50 điểm kể từ tháng 1, sau thành công của Chính phủ trong việc kiềm chế và ngăn chặn đại dịch. Sự phục hồi này được cho là nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của các đơn đặt hàng mới, cùng với hoạt động mua hàng tích cực và số lượng các mặt hàng tồn kho tiền sản xuất tăng cao nhất kể từ tháng 11/2018.
-
Đà Nẵng: Chuyển động mới tại dự án khu đô thị gần 100 ha có 3 mặt giáp biển -
Đắk Nông: Doanh nghiệp quan tâm đầu tư 3 dự án trọng tâm về đô thị, du lịch -
Vlasta - Thủy Nguyên: Đa giác thịnh vượng đầy tiềm năng của phố cảng Hải Phòng -
Cửa ngõ Tây TP.HCM xuất hiện khu công nghiệp sinh thái đầu tiên quy mô 400 ha
-
Khai mở cơ hội đầu tư “vàng mười” tại Trung tâm Giao thương Quốc tế mới của Móng Cái -
Danh tính nhà đầu tư khu đô thị gần 1.000 tỷ đồng tại Quảng Bình -
Điều chỉnh quy hoạch khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây -
King Crown Infinity - Biểu tượng mới nơi cửa ngõ thành phố Thủ Đức -
Quảng Trị: Đề nghị gia hạn dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng 377 tỷ đồng -
Bình Dương đón hạ tầng khủng, gia tăng tiềm năng đầu tư bất động sản -
Căn hộ cách quận 1 chỉ 11,5 km được “săn đón” nửa cuối năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
-
Nam Định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về khai thác cát -
“Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
Thất thu ngân sách tại dự án Amber Riverside 622 Minh Khai, Hà Nội -
Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk