-
Chưa thể thanh toán lãi gói trái phiếu 320 triệu USD, Novaland tiếp tục đàm phán giãn nợ -
Để cư dân không phải “ở trọ” trong chính căn nhà của mình -
TP.HCM gỡ vướng 41 dự án, cấp sổ hồng cho 27.575 căn hộ -
Huế đạt tổng doanh thu bất động sản hơn 1.623 tỷ đồng trong năm 2024 -
Tối ưu chi phí, bài toán cân não của doanh nghiệp địa ốc -
Doanh nghiệp địa ốc tích cực mở rộng quỹ đất -
Loạt dự án bất động sản được yêu cầu khởi công, hoàn thành trong năm 2025
Một dự án bất động sản có vốn từ nhà đầu tư ngoại tại khu vực phía Bắc |
Con số này là đột biến so với năm 2014. Đó là chưa kể đến những khoản đầu tư nhỏ, nhưng “góp gió thành bão” của Việt kiều, của người nước ngoài mua nhà đất để sở hữu và kinh doanh. Có lẽ đó là một trong những nguyên nhân cả tâm lý và thực chất khiến bất động sản TP. HCM và phụ cận nóng lên, chứ không phải do chủ đầu tư bắt tay với “cò” thổi giá như một vài đồn đoán.
Bởi thị trường hiện tại đã quá đa dạng để cò có thể tiết cung, đẩy cầu.
Quay trở lại với dòng vốn ngoại vào thị trường bất động sản. Có thể kể đến một số thương vụ điển hình thời gian qua.
Đó là việc Creed Group, quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản đầu tư 200 triệu USD tiền thật vào An Gia Investment. Nói là tiền thật bởi họ “chia chác” rất cụ thể khoản đầu tư, với 20 triệu USD mua lại cổ phần, 180 triệu USD đầu tư vào các dự án nhà ở với tỷ lệ 50% trên tổng vốn đầu tư dự án.
Creed Group thật ra khá quen mặt trên thị trường bất động sản Việt khi năm 2014 đã “bơm” 100 triệu USD cho CTCP Đầu tư 577 để phát triển City Gate Towers, dự án khu phức hợp có quy mô trên 1.000 căn hộ.
Với động thái này, Creed Group trở thành nhà đầu tư ngoại đầu tiên “tấn công” vào phân khúc nhà giá rẻ và sau việc hợp tác với An Gia, những lời phát biểu đầy kỳ vọng của Chủ tịch Quỹ, ông Toshihiko Muneyoshi cho thấy, họ vẫn chưa dừng tham vọng thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam.
Với một thị trường được Creed Group đánh giá: “…đang đứng trước nhiều cơ hội. Ở tầm vĩ mô, Chính phủ đang đàm phán gần xong Hiệp định TPP, sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư lớn của quốc tế. Bên cạnh đó còn có những thuận lợi như dân số đông và trẻ, chủ yếu tập trung sống đô thị; quỹ nhà ở còn khiêm tốn; chính sách pháp luật thông thoáng đã mở cửa cho người nước ngoài mua nhà…”. Hẳn nhiên, một tổ chức chỉ chuyên tìm kiếm cơ hội đầu tư sẽ không dừng lại.
Những thương vụ như trên thời gian qua không là cá biệt. Global Emerging Market, quỹ đầu tư Mỹ mới đây cũng đã cam kết sẽ rót 20 triệu USD vào Công ty Địa ốc Hoàng Quân. Hay Gaw Capital Partners, một đơn vị quản lý quỹ có trụ sở tại Hồng Kông trong tháng 6 đã mua 4 dự án địa ốc do Quỹ Indochina Land Holdings 2 thực hiện. Vinacapital đã “bơm” vào Novaland 15 triệu USD thuộc khoản đầu tư hợp vốn trị giá 47 triệu USD để mua cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi của DN này. Bất động sản Khang Điền đã kín room ngoại với một loạt tên tuổi có tiếng là cổ đông lớn như Vinacapital (sở hữu 21%), Dragon Capital (16%), Mutual Fund Elite…
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản cũng tăng mạnh và hiện đứng thứ hai trong các lĩnh vực thu hút FDI với 15 dự án đăng ký mới và tăng vốn, giá trị 1,69 tỷ USD tính đến 20/7/2015, theo con số thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Vậy đâu là căn nguyên khiến dòng vốn nước ngoài cấp tập đổ vào địa ốc Việt Nam những tháng qua?
Tại Diễn đàn M&A 2015 do Báo Đầu tư tổ chức cuối tuần qua, câu trả lời của ông Nguyễn Vĩnh Trân, Giám đốc điều hành Quỹ Jen Capital, đó là sự tăng trưởng nhu cầu nhà ở của tầng lớp trung lưu hay của giới trẻ và những thay đổi về chính sách mua nhà đối với người nước ngoài đã tạo ra đợt sóng trong lĩnh vực M&A bất động sản có sự tham gia của khối ngoại.
Tất cả, cơ bản đều cho thấy một xu hướng đáng mừng. Chỉ có điều thắc mắc rằng, nhiều tháng qua, hầu hết các thương vụ “kết duyên” vốn ngoại với thị trường địa ốc đều xuất hiện tại phía Nam, mà vắng bóng bất động sản phía Bắc.
Đầu tư Bất động sản đã thử đi tìm lý giải ở nhiều chủ đầu tư bất động sản phía Bắc và hầu hết nhận được những cái lắc đầu than thở về thủ tục hành chính nhiêu khê khiến các nhà đầu tư ngoại chùn bước mặc dù đã qua vài lần… dạm hỏi, hoặc cho rằng thị trường địa ốc phía Nam hồi phục trước phía Bắc nên nhà đầu tư ngoại quan tâm hơn cũng là điều dễ hiểu?
Tuy nhiên, có một ý kiến mang tính “tự trào” của ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch CTCP Reenco Sông Hồng, rằng ngoài việc chậm cải cách hành chính, thị trường phát triển không ổn định, nhiều chủ đầu tư tại Hà Nội dù đang “sống dở chết dở” với dự án, nhưng vẫn mang tâm lý đắt bán chơi, rẻ để ngắm. Còn nếu đang ăn nên làm ra thì… kiêu lắm. Sự “khủng khỉnh”, thiếu mặn mà này khiến nhiều đối tác tiềm năng quay lưng.
Quan điểm này có lẽ đáng để nhiều chủ đầu tư bất động sản phía Bắc suy nghĩ!
-
Hà Nội: Ồ ạt trả mặt bằng tại tuyến phố có giá 264 triệu đồng/m2 -
TP.HCM ước tính doanh nghiệp lãi 20% trên tổng chi phí đầu tư dự án bất động sản -
2025 - năm bùng nổ phân khúc nhà ở xã hội -
Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 -
Năm 2025, Đà Nẵng dự kiến bổ sung nguồn cung hơn 5.200 căn hộ nhà ở xã hội -
Đà Nẵng thông tin tiến độ hoàn thành 4 cụm công nghiệp đang triển khai -
Dòng tiền đầu tư bất động sản chuyển hướng
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Mouser Electronics bố sung hơn 10.000 linh liện mới vào danh mục phân phối
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Quỹ phúc lợi xã hội KT&G gửi nhóm sinh viên tình nguyện "SangSang Withus" đến Việt Nam
- Khóa ID kỹ thuật số quốc gia chống lại các trò lừa đảo trực tuyến xuyên biên giới
- Triển lãm Khám phá công nghệ nông nghiệp trí tuệ thế giới