
-
Bà Trương Mỹ Lan xin được giảm nhẹ “nhiều nhất” có thể
-
Chuyển động mới tại dự án Roxana Plaza sau khi có kết luận thanh tra
-
Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo cho bà Trương Mỹ Lan
-
Quảng Nam yêu cầu ngăn chặn tình trạng “sốt đất ảo” tại vùng giáp ranh Đà Nẵng
-
Buôn lậu thuốc lá phức tạp, tinh vi hơn khi đối tượng sử dụng công nghệ, mạng xã hội -
Truy nã cựu cán bộ Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tháng 10 năm 2017, thông qua phản ánh của các phương tiện truyền thông, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp nhận thông tin về việc Tập đoàn Kobe Steel của Nhật Bản làm giả dữ liệu về độ bền chắc của một số sản phẩm nhôm và đồng, một phần trong số sản phẩm này hiện đã và đang được sử dụng trên các sản phẩm xe hơi cung cấp bởi các tập đoàn lớn của Nhật Bản bao gồm Toyota, Honda, Mazda và Subaru.
Nhận thấy vụ việc nêu trên có nguy cơ ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng trong quá trình sử dụng các sản phẩm liên quan; nhằm có thông tin chính xác để cập nhật, thông báo tới người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã có văn bản đề nghị các công ty xác minh và cập nhật thông tin.
Theo thông tin mới nhất được phát đi từ Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) trong sáng 24/10/2017, tới thời điểm hiện tại, một số Công ty đã có văn bản cập nhật thông tin tới Cục.
Trên cơ sở đó, Cục Quản lý cạnh tranh thông tin để người tiêu dùng được biết, hiện chưa có ghi nhận về bất cứ thiệt hại thực tế nào đến từ việc sử dụng các sản phẩm có sử dụng sản phẩm của Tập đoàn Kobe Steel tại Việt Nam.
Công ty ô tô Toyota Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam đang trong quá trình đợi thông tin chính thức từ các tập đoàn liên quan tại Nhật Bản. Ngay khi có thông tin, các Công ty sẽ thực hiện các thủ tục báo cáo tới Cục nhằm đảm bảo sự an toàn và sự an tâm của người tiêu dùng.
Đối với các sản phẩm ô tô Subaru, vật liệu duy nhất mà nhà máy sản xuất Subaru Corporation mua trực tiếp từ Tập đoàn Kobe Steel để sử dụng trong sản xuất xe là các tấm nhôm cán dùng để chế tạo nắp đậy khoang động cơ ( nắp ca-pô xe) trong một số xe Subaru bắt đầu từ năm 2003. Các model xe liên quan bao gồm Outback, Legacy, WRX, WRX STI, Levorg, Forester và Subaru BRZ.
Subaru Corporation đã tiến hành kiểm tra và xác nhận rằng các xe Subaru có sử dụng chi tiết nêu trên đều đảm bảo tất cả các yêu cầu an toàn kỹ thuật theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất Subaru.
Trước đó, dư luận Nhật Bản rúng động sau khi Tập đoàn Kobe Steel thừa nhận làm giả dữ liệu về độ bền của một số sản phẩm nhôm và đồng cung cấp cho khoảng 500 công ty trên thế giới trong các lĩnh vực chế tạo máy bay, ô tô, tàu hỏa và thiết bị quốc phòng.
Vụ bê bối ngày càng nghiêm trọng khi 6 nhà sản xuất ôtô nổi tiếng nhất của "xứ mặt trời mọc" bao gồm Toyota, Mitsubishi Motors, Subaru, Mazda, Nissan và Honda cho biết đã sử dụng vật liệu đầu vào bị làm giả dữ liệu của Kobe Steel. Các hãng xe hơi General Motors và Ford Motor của Mỹ đã mở các cuộc điều tra.
Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Tập đoàn Kobe Steel trình các hồ sơ liên quan đến vụ bê bối làm giả dữ liệu khi tập đoàn này hiện cung cấp sản phẩm cho hàng loạt ngành công nghiệp tại Mỹ.

-
Quảng Nam yêu cầu ngăn chặn tình trạng “sốt đất ảo” tại vùng giáp ranh Đà Nẵng -
Cấp khống hàng chục ngàn Phiếu lý lịch tư pháp -
Buôn lậu thuốc lá phức tạp, tinh vi hơn khi đối tượng sử dụng công nghệ, mạng xã hội -
Nhiều sai phạm trong Quy hoạch chung TP. Vũng Tàu -
Truy nã cựu cán bộ Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo -
Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình bị tuyên phạt 8 năm 6 tháng tù -
Dự án thứ cấp tại Cụm công nghiệp Quảng Sơn (Ninh thuận): Chậm tiến độ do nhiều “nút thắt”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn