-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Bệ đỡ cho sự phục hồi của nền kinh tế tiếp tục được đặt vào tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và đầu tư công. Ảnh: Đức Thanh |
Điểm sáng tăng trưởng
Ít ngày trước đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chính thức ký Nghị quyết số 68/2022/QH15 ban hành Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội trong năm tới đã được đặt ra, trong đó, hai chỉ số được quan tâm nhiều nhất chính là tăng trưởng GDP (6,5%) và kiểm soát lạm phát (4,5%).
Tuy không cao như con số dự kiến đạt được của năm 2022 (8%), nhưng việc Chính phủ quyết tâm và Quốc hội quyết nghị mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm tới cho thấy, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đà phục hồi, để tạo nền tảng cho giai đoạn tăng tốc 2024-2025.
“Kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng về tăng trưởng và ổn định tại khu vực”, bà Kristalina Georgieva, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nói như vậy trong cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Thái Lan mới đây.
Đây là một thực tế. Trong báo cáo mới nhất được công bố vào đầu tháng 10/2022, IMF dự báo, năm 2022, Malaysia sẽ tăng trưởng 5,4%, Singapore tăng trưởng 3%. Con số này của Philippines là 6,5%, Indonesia là 5,3%, Thái Lan 2,8%, còn Việt Nam là 7%. Như vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ ở mức cao nhất trong nhóm ASEAN-6.
Hơn thế, không chỉ tăng trưởng 7% như dự báo của IMF, hay 7,5% như dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), mà gần như chắc chắn, kinh tế Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 8% trong năm nay, vượt xa mục tiêu Quốc hội đã quyết nghị hồi cuối năm 2021 (6,5% - PV).
“Đây là mức cao hiếm thấy trong bối cảnh năm 2022 là năm đặc biệt khó khăn không chỉ với Việt Nam, mà trên toàn cầu”, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Điều hành Quỹ đầu tư Dragon Capital nói.
Việc tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 8% trong năm 2022 sẽ tạo đà để kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi trong năm 2023, dù các diễn biến kinh tế toàn cầu và Việt Nam gần đây cho thấy, thách thức, khó khăn ở phía trước là rất lớn.
Thậm chí, trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 11/2022, WB đã nhận định rằng, nền kinh tế đang đối mặt với nhiều lực cản mạnh. “Sức cầu bên ngoài chững lại, trong khi điều kiện huy động tài chính toàn cầu bị thắt chặt gây ảnh hưởng đến tỷ giá. Lạm phát giá tăng và điều kiện huy động tài chính trong nước cũng bị thắt chặt có thể ảnh hưởng đến cầu trong nước trong vài tháng tới”, các chuyên gia của WB đã nhấn mạnh điều này.
Điều đó trên thực tế đã được dự báo, khi kinh tế toàn cầu ngày càng đến gần hơn với nguy cơ suy thoái. Tuy nhiên, nhiều dự báo cho thấy, bất chấp những khó khăn của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi và hoàn toàn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm tới. Các dự báo của ADB, WB, UOB… về kinh tế Việt Nam trong năm tới cũng đều xoay quanh con số này. Thậm chí, Standard Chartered còn dự báo, Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trên 7% trong năm tới.
Bệ đỡ cho sự phục hồi của nền kinh tế tiếp tục được đặt vào tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và đầu tư công. Trong đó, đầu tư công đang được kỳ vọng rất nhiều, bởi năm 2023, tổng vốn đầu tư phát triển đã tăng tới trên 100.000 tỷ đồng so với năm trước, đạt trên 726.000 tỷ đồng.
“Đẩy nhanh việc giải ngân nguồn lực này, nhất là các nguồn lực dành cho Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, sẽ hỗ trợ lớn cho tăng trưởng kinh tế”, ông Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân nói.
Ngoài đầu tư công, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đặt kỳ vọng vào sự phục hồi của khu vực dịch vụ, vào xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, một khi Trung Quốc có những thay đổi về chiến lược phòng chống dịch Covid-19. “Khi kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại, sẽ tác động tích cực tới kinh tế Việt Nam, bởi đây là một thị trường thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
“Bệ đỡ” cho thị trường M&A
Dù còn nhiều khó khăn, nhưng xu hướng phục hồi của nền kinh tế được dự báo vẫn sẽ tiếp tục, nhất là khi sau quyết nghị của Quốc hội, vào đầu năm tới, Chính phủ sẽ có Nghị quyết 01 về các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô. Cộng với việc đẩy nhanh và thực thi hiệu quả Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023, thì kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể hoàn thành “sứ mệnh” phục hồi trong năm tới, đặt nền tảng cho hai năm tăng tốc 2024-2025.
Điều quan trọng, khi kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng khá, sẽ tạo động lực cho các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh, trong đó có thu hút đầu tư nước ngoài và hoạt động M&A.
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương
Năm 2022 là một năm đầy khó khăn với kinh tế toàn cầu. Cũng vì thế, dòng đầu tư nước ngoài suy giảm. Theo số liệu của FDI Markets, trong nửa đầu năm 2022, các dự án cấp mới trên toàn cầu đã giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, ở Việt Nam, tính đến ngày 20/10/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 22,46 tỷ USD, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, vốn đầu tư đăng ký mới vẫn tiếp tục xu hướng giảm, đạt gần 9,93 tỷ USD, giảm 23,7% so với cùng kỳ, dù tốc độ giảm đã được cải thiện đáng kể.
Riêng về thị trường M&A, báo cáo của KPMG cho thấy, từ con số 11 tỷ USD của năm 2021, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam chỉ đạt 5,7 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm nay. Số lượng “deal” cũng giảm, từ khoảng 700 thương vụ xuống còn khoảng 350. Giá trị các thương vụ cũng thấp hơn, từ trung bình 31 triệu USD/thương vụ năm 2021 xuống còn 16,5 triệu USD năm 2022.
Tuy nhiên, các dự báo phía trước có vẻ tích cực hơn. Trong báo cáo cập nhật của WB, các chuyên gia của định chế này đã nhấn mạnh việc tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký “nhảy vọt” lên mức 3,7 tỷ USD trong tháng 10, tăng 122% so cùng kỳ, cao thứ nhì trong năm 2022. Mức tăng này có được là nhờ các khoản đầu tư lớn vào cơ sở sản xuất - kinh doanh mới trong lĩnh vực điện, khí và cấp nước.
Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam có thể đạt mức như năm ngoái. Như vậy, tình hình không quá đáng lo ngại, dù trên thực tế, chưa thể phục hồi và quay trở về thời điểm trước đại dịch. Câu chuyện có thể sẽ tương tự trong năm 2023, bởi đây là năm mà kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ rất khó khăn, nguy cơ suy thoái cận kề.
Tuy vậy, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư ngay trước thềm Diễn đàn M&A Việt Nam 2022, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, những khó khăn trong hiện tại chỉ mang tính thời điểm, do những yếu tố khách quan, do xu hướng chung của thị trường toàn cầu.
“Việt Nam nói chung, thị trường M&A Việt Nam nói riêng vẫn luôn được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là một thị trường an toàn, hấp dẫn, giàu tiềm năng. Các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước vẫn đặt nhiều niềm tin vào các giải pháp phòng chống dịch, điều hành kinh tế vĩ mô, cũng như nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh của Chính phủ Việt Nam”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Nhìn ở góc độ này, có thể thấy, việc nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi trong năm 2023 sẽ tạo “bệ đỡ” vững chắc cho thị trường M&A nói riêng, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung.
Bệ đỡ này càng vững chắc hơn khi Việt Nam đang bắt đầu thực thi Chiến lược Hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030, với nhiều thể chế, chính sách mới. Một trong số đó là các chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án quy mô lớn, trong lĩnh vực công nghệ cao, có tác động lan tỏa.
Cùng với đó, Bộ tiêu chí thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc đã được phê duyệt. Chính phủ Việt Nam cũng đã thành lập Tổ công tác đặc biệt để rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư, đồng thời để chủ động tiếp cận các tập đoàn lớn, có công nghệ nguồn, đứng đầu chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm vận động, kêu gọi đầu tư vào Việt Nam…
Tất cả sẽ tạo lực hút lớn hơn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài, qua đó cũng như thúc đẩy sự phục hồi của thị trường M&A Việt Nam. Nhiều cơ hội vẫn còn đang ở phía trước.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024