
-
Vì sao Việt Nam đang vượt Thái Lan trở thành điểm đến được khách Ấn Độ yêu thích?
-
Thành phố Huế: Chuỗi hoạt động chào mừng 30/4, 1/5/2025
-
Đã đến lúc du lịch Việt Nam thành điểm đến đáng sống, đáng yêu và đáng nhớ
-
Phố biển Nha Trang sẵn sàng cho đợt du lịch cao điểm 30/4 và 1/5
-
Hải Phòng “bắt tay” cùng với doanh nghiệp phát triển, nâng tầm du lịch đường sắt -
Khánh Hòa sẽ đón 16 tàu biển với gần 30.000 khách trong năm 2025
![]() |
Du khách hào hứng trải nghiệm tour du lịch sinh thái trên sông nước cù lao Bến Tre |
Du lịch cộng đồng đóng vai trò chính trong phát triển kinh tế du lịch
Năm 2023, riêng huyện Châu Thành (Bến Tre) đón khoảng 1 triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt trên 915 tỷ đồng. Toàn huyện hiện có 43 cơ sở, doanh nghiệp lớn, nhỏ đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Có được “trái ngọt” này là do lãnh đạo địa phương tập trung phát huy lợi thế cửa ngõ cù lao xanh, định hướng tuyên truyền vận động, hỗ trợ đầu tư phát triển các điểm du lịch có quy mô lớn; kết hợp các điểm có hoạt động lưu trú đã khai thác mô hình du lịch cộng đồng với các hộ dân (chủ yếu là các vườn cây trái theo mùa vụ) đang hoạt động hiệu quả...
Theo Kế hoạch Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bến Tre đến năm 2030, tỉnh phấn đấu đến năm 2025, du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái góp phần thu hút khoảng 2,3 - 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 40 - 45% (khoảng 1,1 triệu lượt). Đến năm 2030, du lịch cộng đồng góp phần thu hút khoảng 3,2 - 5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 46 - 48% (khoảng 1,5 triệu lượt). Phấn đấu tổng thu từ khách du lịch đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 22 - 25%/năm đến năm 2025 và 24 - 25%/năm đến năm 2030.
Đến năm 2030, nâng cao chất lượng các mô hình du lịch cộng đồng hiện hữu. Hàng năm, phấn đấu mỗi huyện, thành phố có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất từ 3 đến 5 mô hình du lịch cộng đồng để nhân rộng. Hình thành nhiều mô hình du lịch cộng đồng đặc trưng, rõ nét. Phấn đấu có ít nhất 15 sản phẩm OCOP du lịch đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; trên 90% chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch cộng đồng, lao động tham gia hoạt động du lịch được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch.
Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng gắn với quá trình chuyển đổi số; phấn đấu 100% điểm du lịch cộng đồng được công nhận số hóa và kết nối trên trang quảng bá. Xúc tiến du lịch bằng công nghệ số; phấn đấu có ít nhất 5 điểm du lịch/dịch vụ du lịch cộng đồng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Củng cố, hoàn thiện các tuyến du lịch cộng đồng liên tỉnh, trong vùng như: huyện Bình Đại, Ba Tri, Chợ Lách và TP. Bến Tre…
Hướng đi bền vững của du lịch Bến Tre
Phát biểu tại Hội thảo Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Châu Thành trong Tuần Văn hóa du lịch Châu Thành lần II/2024, TS. Phan Thị Ngàn (Trường đại học Nguyễn Tất Thành) cho rằng, phát triển du lịch cộng đồng đang đặt ra những thách thức đối với bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương. Tình trạng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm dịch vụ phục vụ du khách, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế và chưa đồng đều; hạ tầng tiếp cận các điểm du lịch, kể cả cơ sở vật chất chưa đồng bộ…
Giải pháp chung để du lịch bền vững theo Kế hoạch Hành động của Bến Tre về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030 dựa vào 3 trụ cột chính là bền vững về kinh tế - môi trường - cộng đồng. Các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kinh, sử dụng năng lượng hiệu quả, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho du khách và cộng đồng đã và đang được ngành, doanh nghiệp và các địa phương làm du lịch Bến Tre quan tâm thực hiện.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bến Tre cho rằng, để khai thác hiệu quả du lịch bền vững, ngành này đã giới thiệu Dự thảo Bộ tiêu chí du lịch xanh của tỉnh đến các điểm đến, nhà hàng khách sạn và các doanh nghiệp lữ hành. Từng bộ tiêu chí quy định rõ các yêu cầu quản lý trên từng hạng mục như môi trường, chất thải, hỗ trợ cộng đồng địa phương, quản lý nhân lực, kinh doanh…
Trong thời gian tới, ngành chức năng sẽ phối hợp với địa phương để tập huấn, nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động trực tiếp. Kết hợp đồng bộ với các yếu tố môi trường kinh doanh du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp về xây dựng môi trường kinh doanh du lịch với sự cạnh tranh lành mạnh để cùng phát triển ngành du lịch vì lợi ích chung của tỉnh và cộng đồng xã hội địa phương.

-
Hà Nội: Nhiều chương trình văn hóa, du lịch, trải nghiệm đặc sắc dịp lễ 30/4, 1/5 -
Ứng dụng công nghệ số gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch quốc tế -
Thành phố Huế: Chuỗi hoạt động chào mừng 30/4, 1/5/2025 -
Lần đầu Triển lãm ẩm thực 3D tại chương trình "Huế - Kinh đô ẩm thực" -
Công bố Năm Du lịch Quốc gia Huế 2025 tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản -
Đã đến lúc du lịch Việt Nam thành điểm đến đáng sống, đáng yêu và đáng nhớ -
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại “Ngày hội Du lịch, Ẩm thực Phú Quốc năm 2025”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô