-
Việt Nam cần các chính sách dài hạn để phát triển kinh tế tuần hoàn -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể -
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối" -
Doanh nghiệp hiện thực hoá sản xuất xanh bằng sản phẩm -
TP.HCM: Khánh thành nhà máy xử lý nước thải trị giá 11.300 tỷ đồng
Bến Tre thường xuyên giám sát, kiểm tra xử lý môi trường bãi rác trên địa bàn |
Kết quả đáng ghi nhận
Theo đánh giá của UBND tỉnh Bến Tre, công tác quản lý nhà̀ nước về bảo vệ môi trường thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các chính sách và các quy định được ban hành, triển khai đồng bộ, cơ bản đảm bảo sự thống nhất với hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường của Trung ương và hài hòa với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cơ bản giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất than thiêu kết và tại các bãi chôn lấp rác tập trung của các huyện, Nhà máy xử lý rác thải huyện Thạnh Phú, Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre và khắc phục cơ bản sự cố ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp, huyện Ba Tri.
KHÔNG ĐÁNH ĐỔI MÔI TRƯỜNG LẤY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh nhấn mạnh, tỉnh Bến Tre thống nhất quan điểm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, phê phán và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, kiến nghị và đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét hỗ trợ đề xuất dự án và hỗ trợ vốn thực hiện dự án giải quyết ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, phục vụ thiết thực định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre.
Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre cho biết, hiện tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 1.150 tấn/ngày; thu gom, vận chuyển về xử lý tại nhà máy xử lý rác thải và bãi chôn lấp rác thải tập trung các huyện khoảng 419 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị chiếm khoảng 94%, khu vực nông thôn ước đạt khoảng 64% (kể cả hộ gia đình tự xử lý rác thải đảm bảo theo yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới); tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại rác thải tại nguồn khoảng 20% (năm 2023)...
Rác thải công nghiệp thông thường phát sinh khoảng 60.000 tấn/năm, do trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy xử lý loại rác thải này, nên phải thuê đơn vị ngoài tỉnh thu gom, xử lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp do chi phí thu gom, xử lý cao. Lượng rác thải nguy hại phát sinh khoảng 3.000 tấn/năm (bao gồm rác thải y tế). Rác thải y tế nguy hại của các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thành phố được thu gom, đầu tư lò đốt tại chỗ đạt 100%, nhưng một số lò đốt đã xuống cấp, cần cải tạo hoặc đầu tư mới.
Các giải pháp cấp bách
Để giải quyết căn cơ lâu dài, đảm bảo môi trường bền vững phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Bến Tre đã và đang tập trung vào công tác quy hoạch khu xử lý rác thải. Theo Quy hoạch tỉnh Bến Tre giai đoạn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050, tỉnh có 3 khu liên hợp xử lý rác thải tập trung gồm Khu xử lý rác thải cho khu vực đô thị phía trên (xử lý rác thải của huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành, Giồng Trôm và Thành phố Bến Tre), khu 23,2 ha tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành mở rộng trên nền Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre cũ và khu 20 ha tại xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam.
Hiện nay, lưu lượng xả thải rất lớn vào môi trường nước, lưu vực sông từ phát triển sản xuất của khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy sản ven sông, chăn nuôi nông hộ là nguyên nhân chính gây ô nhiễm. Tỉnh đã tăng cường quản lý, kiểm soát và thực hiện ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng có xả thải gây ô nhiễm môi trường nước.
Qua kết quả quan trắc, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt trên các sông chính của tỉnh vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Tăng cường giám sát các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị về nước thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý dẫn đến xả thải, một số kênh, rạch bị ô nhiễm.
Tỉnh đã bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường dần đạt tỷ lệ 1% trên tổng dự toán chi ngân sách của tỉnh (theo Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị), nhưng nguồn lực kinh phí đầu tư chưa đáp ứng được bảo vệ môi trường, nhất là hiệu quả trong giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt, nước thải khu, cụm công nghiệp và đô thị.
Hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên như công tác thẩm định, kiểm soát ô nhiễm, truyền thông, bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Trung ương. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông đến tận cơ sở giúp các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức, xem việc bảo vệ môi trường là việc làm có ý nghĩa, quyết định phát triển bền vững của địa phương.
-
Không nên chờ đến 2028 mới vận hành chính thức thị trường tín chỉ carbon Việt Nam -
Ngày Quốc tế không khí sạch vì bầu trời xanh 7/9: Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch -
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối" -
Bến Tre tăng cường bảo vệ môi trường bền vững -
Doanh nghiệp hiện thực hoá sản xuất xanh bằng sản phẩm -
SASCO khởi động chiến dịch "Ươm mầm nhỏ, vươn khát vọng xanh" -
Ba khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong việc giảm phát thải ròng bằng 0
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang