
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
-
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu
-
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Tổng lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang đã vượt 1.033,5 tỷ đồng
Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Bến xe miền Tây (WCS) ghi nhận doanh thu thuần 34,8 tỷ đồng trong quý IV/2023, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ giá vốn, công ty lãi gộp 21,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất sinh lời gộp lên đến 62%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước nên lợi nhuận sau thuế chỉ còn 15 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ 12,6%.
Theo lý giải của ban lãnh đạo công ty, kết quả kinh doanh quý cuối năm tăng trưởng hai chữ số bởi công ty áp dụng thu tiền giá dịch vụ xe ra và vào bến theo biểu đồ xe chạy đã được cơ quan quản lý tuyến phê duyệt, đồng thời cơ quan chức năng đã cấm xe giường nằm vào khu vực nội đô nên các doanh nghiệp vận tải đưa xe vào bến hoạt động.
Lũy kế cả năm, Bến xe Miền Tây thu 140 tỷ đồng, tăng 49% so với năm trước. Đây là mức cao nhất kể từ khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán vào 2010. Công ty báo lãi trước thuế 83 tỷ đồng và lãi sau thuế 66,4 tỷ đồng, tăng 73% so với năm trước.
Các chỉ tiêu kể trên đều vượt xa mục tiêu công ty đề ra hồi đầu năm. Hồi đầu năm, ban lãnh đạo dự kiến phục vụ 8,78 triệu lượt khách để ghi nhận doanh số 120 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 56 tỷ đồng và lãi sau thuế 44,8 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, nếu lợi nhuận đạt kế hoạch đề ra, công ty sẽ trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương của người lao động. Nếu lợi nhuận vượt kế hoạch thì ngoài trích quỹ khen thưởng, công ty còn trích thêm 20% lợi nhuận dôi dư để thưởng cho người lao động. Đối với cổ tức, công ty dự kiến tỷ lệ chia cho cổ đông năm 2023 không thấp hơn 20%.
Tính đến cuối năm, công ty có tổng tài sản hơn 284 tỷ đồng, tăng 67 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu tài sản của công ty với gần 86%, tương ứng 244 tỷ đồng. Công ty có nợ phải trả hơn 81 tỷ đồng, gấp khoảng 3 lần so với đầu năm khi các khoản phả trả ngắn hạn tăng đột biến.
Kết quả kinh doanh diễn biến tích cực nhưng giá cổ phiếu WCS không có nhiều biến động. WCS chốt phiên 24/1 tại tham chiếu 186.000 đồng và chỉ khớp lệnh hơn 100 cổ phiếu. Tuy là doanh nghiệp vốn hóa nhỏ, nhưng cổ phiếu của công ty đang có thị giá cao nhất trên sàn chứng khoán Hà Nội.
-
Đến cuối năm 2026, Novaland mới đủ nguồn tiền để trả nợ vay và trái phiếu -
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi -
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng -
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Phát hành cổ phiếu đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hoá Xanh cho lãnh đạo chủ chốt -
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới