Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 07 năm 2024,
Bệnh glocom ở trẻ em nguy hiểm thế nào?
D.Ngân - 24/07/2024 09:37
 
Glocom (còn gọi là thiên đầu thống, cườm nước) là tình trạng nhãn áp tăng cao, thủy dịch không lưu thông gây tổn hại thần kinh thị giác và thị trường (khoảng nhìn).

Chị Dung (Phú Thọ) ôm con trai mới 10 tháng tuổi, vỗ về bé trai hoảng sợ trước ca phẫu thuật mắt lần thứ 3 do bệnh glocom bẩm sinh tiến triển nặng khiến đồng tử giãn to, nhãn áp tăng vượt ngưỡng bình thường.

Glocom (còn gọi là thiên đầu thống, cườm nước) là tình trạng nhãn áp tăng cao, thủy dịch không lưu thông gây tổn hại thần kinh thị giác và thị trường (khoảng nhìn).

Ngày 15/7/2024, bé trai sau khi gây mê hoàn toàn, được chuyển vào khu vực phòng mổ. PGS.TS.BS Bùi Thị Vân Anh, Trưởng khoa Phaco và Bệnh phần trước nhãn cầu, Trung tâm Mắt công nghệ cao Tâm Anh trực tiếp thực hiện ca mổ đặt van dẫn lưu tiền phòng nhằm hạ nhãn áp, điều trị glocom tiến triển.

Theo chia sẻ của người mẹ, bé trai sinh đủ tháng, cân nặng 3,2 kg khi mới sinh, sức khỏe bình thường. Khi bé được 4 tháng, gia đình thấy mắt trẻ lồi, mắt không linh động nên đã đi khám và được chẩn đoán glocom bẩm sinh, dị tật lồi mắt trâu, giác mạc to bẩm sinh.

Bé trai được phẫu thuật mở bè 2 lần nhằm khơi thông đường thoát lưu thuỷ dịch tự nhiên của nhãn cầu nhưng nhãn áp không hạ, trục nhãn cầu vẫn dài ra nguy cơ bong rách võng mạc gây mất 1 phần hoặc hoàn toàn thị lực.

Glocom (còn gọi là thiên đầu thống, cườm nước) là tình trạng nhãn áp tăng cao, thủy dịch không lưu thông gây tổn hại thần kinh thị giác và thị trường (khoảng nhìn).

Tỷ lệ mắc glocom bẩm sinh khoảng 1/10.000, khá hiếm gặp, theo thống kê của AAPOS (Hiệp hội Nhãn nhi và Lác Hoa Kỳ). Trẻ em mắc glocom bẩm sinh do sự phát triển không hoàn chỉnh của hệ thống dẫn lưu thủy dịch dẫn tới nhãn áp tăng.

Các phương pháp điều trị bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật mở vùng bè và phẫu thuật đặt van dẫn lưu, trong đó phẫu thuật đặt van là phương pháp cuối cùng khi các điều trị trước đó không hiệu quả, bệnh tiến triển nhanh gây biến chứng.

PGS.Vân Anh lưu ý với gia đình, bé trai có thể cảm cảm giác khó chịu nhưng sẽ biến mất sau vài ngày. Trong những ngày đầu, bé có thể thường xuyên dụi mắt vì thấy khó chịu, phụ huynh cần trông chừng để tránh rách vết mổ, lưu ý tra kháng sinh theo chỉ định.

Tái khám sau một tuần, vết thương lành tốt, bé trai khỏe mạnh, nhãn áp duy trì trong khoảng bình thường 11 – 21 mmHg. Theo bác sỹ, quá trình thu hẹp lòng đen sẽ diễn ra từ từ và có thể kéo dài đến khi lớn.

Cũng theo PGS.Vân Anh, những tổn thương thần kinh thị giác không thể phục hồi, do đó cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, làm chậm quá trình phát triển của glocom.

Dấu hiệu của glocom bẩm sinh gồm đục giác mạc diện rộng, tăng tiết nước mắt, tăng nhạy cảm ánh sáng.

Tuy nhiên, những biểu hiện này thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu, càng khó khăn hơn khi trẻ chưa biết nói để chia sẻ các vấn đề khó chịu về thị lực.

Có trường hợp trẻ bị glocom bẩm sinh khiến đồng tử giãn rộng như trường hợp của bé trai 10 tháng tuổi nhưng gia đình nghĩ con mắt to dễ thương, không nghĩ đây là biểu hiện bệnh lý.

Sàng lọc và phát hiện sớm có vai trò quan trọng trong việc điều trị glocom, bảo tồn thị lực cho người bệnh.

Dấu hiệu phổ biến nhất gợi ý cho glocom là nhãn áp tăng cao. Phương pháp đo nhãn áp thông thường sẽ thổi luồng hơi vào mắt để đánh giá phản xạ mắt, từ đó đo được áp lực nội nhãn.

Với trẻ em có đặc thù khó hợp tác, nên để phát hiện glocom hay các bệnh lý nhãn khoa cần có thiết bị chuyên dụng dành riêng cho nhóm bệnh nhi.

Kính thông minh cải thiện các bệnh về mắt
Kính thông minh đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng để cải thiện các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, lão thị…
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư