
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
Những ngày gần đây, Bệnh viện Da liễu Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân đến khám đông hơn với các bệnh về da như viêm da cơ địa, vảy nến, mề đay, da khô, ngứa, chàm, nứt nẻ do lạnh.
![]() |
Thời tiết miền Bắc những ngày gần đây hanh khô, các bệnh về da tăng nhanh. |
Theo các bác sĩ tại đây, số ca đến khám cũng tăng hơn 30%. Trong đó, bệnh viêm da cơ địa, không chỉ phổ biến ở người lớn, mà đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi.
Đặc biệt, nhiều trường hợp đến khám do chăm sóc chưa đúng cách (như tự mua thuốc điều trị, tắm lá) khiến tổn thương da ngày càng trầm trọng.
TS. Lê Đức Minh, Trưởng khoa Điều trị Tổng hợp, Bệnh viện Da liễu Hà Nội chia sẻ, mùa đông thời tiết lạnh và hanh khô, cơ thể ít tiết mồ hôi và các axit hữu cơ là nguyên nhân khiến các bệnh về da nhiều và dễ chuyển biến nặng hơn.
"Ước tính, mùa đông bệnh nhân thăm khám liên quan đến các bệnh về da tăng hơn 30% so với các thời điểm khác trong năm", TS. Minh nói.
Còn theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, số ca mắc các bệnh lý về da mùa này tăng hơn. Đây là căn bệnh mạn tính hay tái phát liên quan đến tiền sử cá nhân, gia đình có cơ địa dị ứng.
Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa rõ, chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn. Bệnh thường tăng nặng khi thời tiết lạnh hanh.
Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, thời tiết hanh làm da khô nhanh hơn, có thể bong tróc, ngứa, nứt nẻ, thậm chí chảy máu.
Để phòng chống các bệnh về da trong tiết trời hanh khô hiện nay theo chuyên gia người dân cần uống đủ nước (từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày) để giúp cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong.
Khi trời lạnh, độ ẩm trong không khí thấp, da trở nên khô sần, mất nước nên cần cung cấp nước đầy đủ, kịp thời. Đồng thời tăng cường các loại rau củ, trái cây, chúng không chỉ giúp bổ sung nước mà còn cung cấp vitamin cùng các chất khoáng có lợi cho da.
Đặc biệt, vitamin B còn giúp phục hồi những làn da bị khô nẻ, do đó nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B từ thịt gà, cá ngừ, ngũ cốc, các loại đậu, bơ, chuối.
Tránh chà xát và gãi vùng da tổn thương. Mặc các loại vải mềm mại, thoáng khí. Nếu muốn mặc len và các loại vải thô khác, hãy mặc một lớp vải coton bên trong.
Che chắn cho da cẩn thận khi ra ngoài bằng bôi kem chống nắng. Sử dụng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, không tắm quá lâu, dùng nước quá nóng.
Tuyệt đối không tắm các loại lá vì khiến da khô hơn do làm thay đổi độ pH da và có chứa nhiều vi khuẩn, chất bẩn gây nhiễm trùng trên da, làm hàng rào bảo vệ da bị tổn thương.
Không nên tắm các loại nước lá, đặc biệt là vào mùa đông là nguy cơ tiềm ẩn gây nên viêm da cơ địa. Tắm nước vừa ấm, không tắm nước quá nóng gây khô, nẻ da.
Bôi kem dưỡng ẩm cho da vừa có tác dụng chống khô da vừa tránh ngứa, tránh tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày, dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện.
Lưu ý: Đối với các bệnh da hay gặp vào mùa đông, việc dưỡng ẩm cho da là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải cứ bôi kem dưỡng ẩm lên da là xong, mà cần phải bôi đúng cách thì da mới giữ được độ ẩm lâu. Người ta khuyến cáo rằng, cần bôi kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày, trong ngày có ít nhất một lần nhằm khóa ẩm cho da.
Khóa ẩm bằng cách: Ngâm người trong bồn tắm hoặc xả người dưới vòi nước ấm trong khoảng 15 phút, dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng. Sau đó bôi kem giữ ẩm toàn thân. Nếu bôi kem giữ ẩm khi da đang khô thì chỉ một thời gian ngắn là da bị khô trở lại.
Một vấn đề nữa cũng cần hết sức lưu ý đó là việc sử dụng các loại thuốc. Thuốc bôi cũng như thuốc uống (trừ mỹ phẩm) đều phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, đặc biệt là bôi ở mặt và các vùng da mỏng. Các thuốc bôi có corticosteroid bôi kéo dài sẽ gây giãn mạch, teo da, phát ban trứng cá... Chính vì vậy, người dân không được tự mua thuốc về sử dụng.

-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Tin mới y tế ngày 29/4: Bộ Y tế hướng dẫn người dân bảo đảm an toàn khi tham dự sự kiện diễu binh
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện -
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)