Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 11 năm 2024,
Bệnh nặng thêm vì tự ý điều chỉnh liều thuốc
D.Ngân - 19/07/2024 09:02
 
Mắc một sai lầm, người đàn ông nhập viện cấp cứu sau 16 năm chung sống hòa bình với viêm gan B.

Người đàn ông 62 tuổi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC kiểm tra do xuất hiện tiểu sậm màu, mệt mỏi và chán ăn nên trong 1 tuần.

Trong lần kiểm tra này, bệnh nhân bất ngờ phải nhập viện điều trị để tránh bệnh tiến triển nặng, có nguy cơ đe dọa tính mạng, do đợt bùng phát viêm gan B mạn.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Medlatec đang tư vấn cho bệnh nhân.

Do sự chủ quan, bất cẩn có không ít người dân tự ý mua thuốc về uống, hay tự ý bỏ giữa chừng đều là nguyên nhân gây hậu quả khôn lường sức khỏe. Trường hợp của ông P.V.B (63 tuổi, Hà Nam) là minh chứng cụ thể.

Ông B., đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám do tiểu sậm màu và chán ăn. Ông B. cho biết, phát hiện mắc bệnh viêm gan B mạn từ năm 2009. Ròng rã từ khi phát hiện đến tháng 3 năm nay, ông luôn tuân thủ uống thuốc UCVR TDF theo đơn của bác sĩ.

Lần kiểm tra gần nhất vào tháng 3 vừa qua cho kết quả men gan ổn định, tải lượng virus dưới ngưỡng ghi nhận. Tuy nhiên, trong 3 tháng tiếp theo, ông chủ quan nghĩ rằng tìm trạng viêm gan B đã được kiểm soát nên tự ý dùng thuốc cách nhật khi cách ngày uống 1 viên.

Khoảng 1 tuần nay, ông thấy mình không muốn ăn, kèm mệt mỏi, nước tiểu sậm màu tăng dần, lượng nước tiểu ít. Trước dấu hiệu “chẳng lành”, gia đình khuyên ông đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC kiểm tra sức khỏe.

Sau khi có kết quả khám bệnh, siêu âm và xét nghiệm, gia đình vô cùng bàng hoàng khi ông B., có chỉ định nhập viện điều trị nội trú để tránh bệnh tiến triển nặng hơn, vì đây là đợt bùng phát viêm gan B mạn.

BSCKI. Nguyễn Thị Ngoại, chuyên khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tiếp nhận ca bệnh cho biết, sau khai thác tiền sử đã mắc viêm gan B mạn, yếu tố nguy cơ dùng thuốc cách ngày cộng với lý do đến khám do tiểu sậm màu, chán ăn, thăm khám cơ quan bộ phận chưa phát hiện bất thường nên có chẩn đoán sơ bộ là theo dõi đợt bùng phát viêm gan B mạn.

Đồng thời, bệnh nhân được tư vấn chỉ định làm xét nghiệm huyết học, hóa sinh, vi sinh, siêu âm ổ bụng để có chẩn đoán xác định.

Đúng như tiên lượng của bác sĩ, chỉ số xét nghiệm men gan (AST, ALT) tăng 34 lần, Albumin: giảm, AFP: tăng, đặc biệt xét nghiệm HBV DNA - xét nghiệm xác định số lượng hay nồng độ của virus trong máu của người bệnh nhiễm virus viêm gan B cho kết quả 10^7 IU/ml. Siêu âm ổ bụng có hình ảnh gan thô nhẹ.

Từ kết quả này, bệnh nhân được chẩn đoán đợt bùng phát viêm gan B mạn nên được tư vấn nhập viện điều trị nội trú nhằm tránh bệnh tiến triển nặng.

PGS-TS.Trịnh Thị Ngọc, chuyên gia Truyền nhiễm (Hệ thống Y tế MEDLATEC), nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai), Phó Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam với hơn 40 năm kinh nghiệm chia sẻ, viêm gan B mạn cần thời gian dài điều trị, hiện chưa có biện pháp chữa trị khỏi bệnh, các thuốc ức chế virus được chỉ định nhằm ức chế sự nhân lên của vius, hạn chế tổn thương gan tiến triển thành xơ gan và ung thư gan.

Do phải kéo dài thời gian quản lý, thăm khám và điều trị nên trong thực tế khám chữa bệnh, tôi đã gặp những trường hợp mệt mỏi vì mất thời gian, tốn kém chi phí nên đã tự ý ngừng thuốc”.

Đồng thời, chuyên gia cho biết, có trường hợp chỉ tăng men gan, nhưng dẫn đến suy gan và phải lọc máu. Nguyên nhân do không điều trị, hoặc tự ý bỏ thuốc. Đây là tình trạng khá phổ biến hiện nay, để lại gánh nặng cho ngành y tế và chính sức khỏe, tính mạng người bệnh.

Chia sẻ lộ trình quản lý sức khỏe của ông P.V.B trong thời gian tiếp theo, PGS-TS.Nguyễn Thái Sơn, chuyên gia vi sinh, Phó Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC cho hay, do bệnh nhân B., không tuân thủ phác đồ điều trị đã dẫn đến hậu quả xấu là đợt bùng phát virus, vì thế, ngoài cần nhập viện điều trị cấp cứu, bệnh nhân cần tuân thủ đơn điều trị của bác sĩ.

Sau 1 tháng điều trị, nếu tình trạng không cải thiện, người bệnh cần làm xét nghiệm HBV Genotype, đột biến kháng thuốc đánh giá nguy cơ kháng thuốc viêm gan B để đổi phác đồ điều trị. Vì những bệnh nhân tự ý bỏ thuốc thường có nguy cơ kháng thuốc rất cao.

Chuyên gia khuyến cáo người dân nên tuân thủ lịch khám, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Hoặc đi khám ngay nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc viêm gan B như mệt mỏi, buồn nôn, ăn không ngon, đau cơ, sốt, da vàng, mắt vàng, nước tiểu sẫm màu...

Viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây nên. Viêm gan B cấp tính, mạn tính nếu không được quản lý và điều trị nghiêm ngặt sẽ có nguy cơ tiến triển thành xơ gan, ung thư, thậm chí là tử vong.

Hiện chưa có thuốc chữa khỏi bệnh viêm gan mạn nên để hạn chế tổn thương gan, người bệnh cần trang bị những nguyên tắc sau không được tự ý ngừng thuốc điều trị kháng virus, hoặc chỉ ngừng điều trị khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, định kỳ kiểm tra để đánh giá khả năng tái hoạt HBV sau khi ngừng thuốc.

Định kỳ kiểm tra sức khỏe 2 lần /năm, hoặc theo chỉ định cụ thể của bác sĩ. Tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý: Không uống bia rượu; không ăn quá cay, quá mặn, quá béo; lựa chọn thịt nạc, ít mỡ; tăng cường rau xanh, hoa quả; ngũ cốc nguyên hạt (lúa mạch, gạo lứt, mì nguyên cám).

Ngoài ra, để chủ động phòng ngừa hiệu quả viêm gan B mạn tính người bệnh cần tiêm vắc-xin phòng viêm gan B với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người có bệnh mạn tính và những đối tượng chưa có kháng thể chống lại HBV.

Không dùng chung kim tiêm, đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, bấm móng tay, dao cạo râu… với bất kỳ ai.

Quan hệ tình dục thủy chung một vợ/một chồng/một bạn tình, nếu đối phương nhiễm viêm gan B cần sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ. Không lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để tránh gây hại cho gan.

Có nên dừng điều trị khi mắc viêm gan B mạn tính?
Điều trị viêm gan B mạn tính bằng các thuốc ức chế vi rút loại nucleoside/nucleotide có khi nào dừng được không?
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư