-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Ảnh minh họa. |
Hỗ trợ kịp thời tuyến dưới
Gần 3 năm qua, khi Covid-19 hoành hành, việc khám chữa bệnh của người dân bị ảnh hưởng không nhỏ. Nhiều ca bệnh nặng vì không kịp thời chuyển tuyến, đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Bởi vậy, hiện tại, khi các bệnh viện hoạt động khám chữa bệnh trở lại trạng thái bình thường mới, rất nhiều bệnh nhân đã vui mừng thở phào.
Bác sỹ Bùi Trung Nghĩa, khoa Phẫu thuật Ung bướu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, kể về trường hợp một bệnh nhân lớn tuổi ở tuyến dưới đã được cấp cứu kịp thời khi chuyển đến Bệnh viện. Theo đó, ngày 6/3, cơ sở tiếp nhận cụ N.T.L (90 tuổi, trú tại Bắc Ninh) với chẩn đoán viêm phúc mạc do u đại tràng bị vỡ. Trước đó, cụ bị đau bụng, nhưng do xét nghiệm dương tính với Covid-19 nên gia đình chần chừ không đưa cụ đi viện.
Vì tình trạng sức khỏe cụ nặng hơn, nên gia đình đưa cụ đến bệnh viện tuyến tỉnh khám. Tại đây, các bác sỹ nghi ngờ cụ bị viêm phúc mạc, kèm xét nghiệm dương tính với Covid-19, vượt quá khả năng chuyên môn, nên chuyển cụ đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ngay trong đêm, bệnh nhân đã được phẫu thuật lau rửa ổ bụng, cắt đại tràng phải kèm khối u. Sau ca mổ, bệnh nhân đã ổn định dần và được tiếp tục theo dõi điều trị.
Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, sớm ngày 1/3/2022, Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện đã tiếp nhận hội chẩn một ca cấp cứu từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái. Đó là trường hợp bệnh nhân Vũ Thu H. (28 tuổi), chẩn đoán phản vệ nguy kịch biến chứng suy đa tạng, nguy cơ tử vong rất cao, không đủ an toàn chuyển lên tuyến trên, nên đề nghị hỗ trợ ECMO tại chỗ cho bệnh nhân.
Lãnh đạo Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái liên hệ với PGS-TS. Đặng Quốc Tuấn, Phụ trách Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, để hội chẩn và đề nghị hỗ trợ chuyên môn. Nhờ sự giúp đỡ của Bệnh viện Bạch Mai, tình trạng bệnh nhân dần cải thiện. Chiều ngày 22/3, bệnh nhân đã được ra viện trong niềm vui của gia đình và các thầy thuốc.
Đảm bảo an toàn
Theo các bác sỹ, bên cạnh việc cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân, vấn đề được quan tâm hàng đầu là các nhân viên y tế phải thực hiện các biện pháp an toàn, phòng lây nhiễm Covid-19 từ người bệnh theo quy định.
GS. Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, khi thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, với tinh thần linh hoạt, thích ứng trong điều kiện bình thường mới, Bệnh viện vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh thông thường, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.
Cụ thể, theo đề nghị của TP. Hà Nội, Bệnh viện đã tổ chức một khu vực để điều trị bệnh nhân Covid-19, nên bệnh nhân hoàn toàn yên tâm khi tới khám chữa bệnh tại đây. Theo đó, nếu người bệnh đang mắc Covid-19, các bác sỹ sẽ đánh giá có cần phải mổ ngay hay không, hoặc điều trị Covid-19 ổn định rồi mới mổ.
Cũng trên địa bàn TP. Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn đã tổ chức khám bệnh cho bệnh nhân F0. Như vậy, với việc khám chữa bệnh này, bệnh nhân mắc Covid-19 được chăm sóc, khám sức khoẻ kịp thời mà không cần qua các cơ sở thu dung, điều trị theo tuyến y tế cơ sở.
Còn với việc khám hậu Covid-19 mà nhiều người đang quan tâm, theo bác sỹ Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, mỗi bệnh nhân tới khám sẽ được đánh giá tùy triệu chứng lâm sàng hoặc biểu hiện khó chịu để quyết định làm xét nghiệm, chẩn đoán cũng như điều trị phù hợp. “Đa số chỉ định được đưa ra là đánh giá chức năng hô hấp của người bệnh, xem phổi có bị xơ hay không, viêm mạch hay không”, bác sỹ Huyền cho hay.
Theo bác sỹ này, quá trình khám sức khỏe tổng quát và khám di chứng hậu Covid-19 không có quá nhiều khác biệt. Những người khỏe mạnh khi khám sức khỏe tổng quát có thể được tầm soát thêm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV, viêm gan B, viêm gan C, hay ung thư. Còn quá trình thăm khám cho bệnh nhân có di chứng hậu Covid-19 thường bao gồm khám chức năng hô hấp, biến chứng về tâm thần kinh, rối loạn chuyển hóa và rối loạn tự miễn. Ngoài ra, tùy triệu chứng của mỗi bệnh nhân, các bác sỹ sẽ chủ động thăm khám thêm.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả