-
Chặt, phá rừng với diện tích lớn, nhiều doanh nghiệp bị xử phạt nặng -
Kiểm tra, thanh tra loạt công ty xổ số, phát hiện nhiều vi phạm -
Vẫn đón khách khi bị đình chỉ hoạt động, Công ty TNHH Sài Gòn bị xử phạt -
Vụ án tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Doanh nghiệp hối lộ để trúng gói thầu ngàn tỷ -
Vi phạm quy định về bảo hiểm, Công ty Tơ lụa Quảng Nam bị phạt 175 triệu đồng
Sáng nay, 14/1, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 8 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB Giáo dục).
Phiên tòa do thẩm phán Lưu Ngọc Cảnh làm chủ tọa, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Trong vụ án này, Nguyễn Đức Thái (sinh năm 1962), cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên NXB Giáo dục bị đưa ra xét xử về tội “nhận hối lộ”.
Các bị cáo Tô Mỹ Ngọc (sinh năm 1980), cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Giấy Phùng Vĩnh Hưng; Chủ tịch kiêm Giám đốc kinh doanh Công ty Giấy CP và Nguyễn Trí Minh (sinh năm 1975, Giám đốc Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát, bị đưa ra xét xử về tội “đưa hối lộ”.
Các bị cáo khác là các cựu lãnh đạo, nhân viên NXB Giáo dục cùng bị đưa ra xét xử về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm: Hoàng Lê Bách (sinh năm 1966) và Lê Hoàng Hải (sinh năm 1969), đều là cựu Phó tổng giám đốc; Nguyễn Thị Thanh Thủy (sinh năm 1967), cựu Trưởng ban Kế hoạch Maketing; Đinh Quốc Khánh (sinh năm 1970), cựu Phó trưởng Phòng in, phát hành NXB Giáo dục Hà Nội (thời điểm phạm tội đang làm việc tại NXB Giáo dục); Phạm Gia Thạch (sinh năm 1971), Thành viên Hội đồng thành viên.
Tô Mỹ Ngọc, Chủ tịch HĐQT Công ty Giấy Phùng Vĩnh Hưng tại thời điểm bị khởi tố. |
Tại phần thủ tục trước phiên toà, Thư ký thông báo, bị cáo Tô Mỹ Ngọc vắng mặt. Bị cáo này có đơn xét xử vắng mặt. Cùng với đó, chỉ có đại diện Công ty Giấy CP có mặt, còn lại Công ty Giấy Phùng Vĩnh Hưng đã giải thể vào năm 2021.
Bị hại là NXB Giáo dục cũng có đơn xin xét xử vắng mặt; một số cá nhân, người có nghĩa vụ liên quan cũng xin xét xử vắng mặt.
Theo đại diện Viện Kiểm sát, việc bị cáo Tô Mỹ Ngọc và một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt không ảnh hưởng tới quá trình xét xử vụ án, do đó đề nghị Hội đồng xét xử tiếp tục làm việc.
Sau khi hội ý tại chỗ, Hội đồng xét xử đánh giá, những người này đã có đầy đủ lời khai tại cơ quan điều tra, nên việc xét xử vẫn diễn ra bình thường.
Theo cáo trạng, từ năm 2017, Nguyễn Đức Thái được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐTV kiêm đại diện pháp luật của NXB Giáo dục, có quyền quyết định trong việc mua sắm giấy in phục vụ in sách giáo dục.
Bị cáo này đã gặp gỡ Tô Mỹ Ngọc và Nguyễn Trí Minh để cùng thống nhất, chỉ đạo lựa chọn mua giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn để hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực.
Sau khi được chỉ đạo, trong năm 2017, các bị cáo trên thống nhất thực hiện mua sắm giấy in bằng phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn đối với 6 gói thầu giấy in ruột, trị giá gần 416 tỷ đồng.
Thái cũng chỉ đạo các cấp dưới cung cấp thông tin chào hàng cho Tô Mỹ Ngọc để chuẩn bị hàng hóa, giá dự thầu của các gói thầu công ty này tham gia. Từ đó, Công ty cổ phần Giấy Phùng Vĩnh Hưng đã trúng 3 gói thầu, với tổng giá trị gần 306 tỷ đồng.
Cùng thủ đoạn trên, Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát đã được nhận “hồ sơ yêu cầu” duy nhất (không cung cấp cho các công ty khác), sau đó lập hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu gói thầu số 7 để mua sắm giấy in bìa.
Có 8 bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm, trong đó bị cáo Tô Mỹ Ngọc xin xét xử vắng mặt. |
Nguyễn Trí Minh sau đó đã chỉ đạo nhân viên lập bộ hồ sơ của Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát và 2 công ty khác với mục đích làm “quân xanh”, nhằm đảm bảo công ty mình trúng thầu.
Cơ quan tố tụng xác định, từ tháng 6/2017 đến 21/1/2022, Nguyễn Đức Thái đã nhận hơn 20 tỷ đồng từ Tô Mỹ Ngọc để giúp Công ty Giấy Phùng Vĩnh Hưng và Công ty Giấy CP trúng 13 gói thầu cung cấp giấy in, với tổng trị giá gần 2.157 tỷ đồng.
Cùng với đó, Nguyễn Đức Thái cũng bị cáo buộc, từ năm 2017 đến năm 2021, đã nhận 4,9 tỷ đồng của Nguyễn Trí Minh để tạo điều kiện cho Công ty Giấy Minh Cường Phát trúng 5 gói thầu, gói mua sắm với tổng giá trị gần 210 tỷ đồng. Các lần đưa hối lộ này được diễn ra tại phòng làm việc của Thái tại NXB Giáo dục.
Tuy nhiên, đối với các gói thầu từ năm 2018 đến 2021, cơ quan điều tra xác định không có vi phạm quy định về đấu thầu trong quá trình tổ chức mua sắm, nhưng đã chứng minh hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ giữa cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Nguyễn Đức Thái đối với Tô Mỹ Ngọc và Nguyễn Trí Minh, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Ngọc và Minh được tham gia chào giá các gói mua sắm và tiếp tục cung cấp giấy in cho đơn vị này.
-
Bị cáo hối lộ cựu Chủ tịch NXB Giáo dục 20 tỷ đồng xin xét xử vắng mặt -
Vẫn đón khách khi bị đình chỉ hoạt động, Công ty TNHH Sài Gòn bị xử phạt -
Vụ án tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Doanh nghiệp hối lộ để trúng gói thầu ngàn tỷ -
Vi phạm quy định về bảo hiểm, Công ty Tơ lụa Quảng Nam bị phạt 175 triệu đồng -
Nông thôn miền Bắc ô nhiễm trầm trọng với mức bụi mịn vượt chuẩn nhiều lần -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An -
Hải Hà Petro chiếm dụng hơn 317 tỷ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart