
-
Bà Trương Mỹ Lan đề nghị SCB cung cấp lại số liệu để toà làm rõ vụ án
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng
-
Bà Trương Mỹ Lan xin được giảm nhẹ “nhiều nhất” có thể
-
Chuyển động mới tại dự án Roxana Plaza sau khi có kết luận thanh tra
-
Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo cho bà Trương Mỹ Lan -
Quảng Nam yêu cầu ngăn chặn tình trạng “sốt đất ảo” tại vùng giáp ranh Đà Nẵng
![]() |
Chủ quán phở bị khởi tố đã viết đơn gửi đến Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cùng các cơ quan chức năng cầu cứu. Ảnh: Phan Tư |
Sáng 20/4, Văn phòng Thành uỷ TP.HCM truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bí thư Đinh La Thăng đề nghị Công an TP.HCM, VKSND TP.HCM khẩn trương làm rõ vụ chủ quán phở bị khởi tố.
Bí thư Thăng chỉ đạo làm rõ
Liên quan đến chỉ đạo của Bí thư Đinh La Thăng, trao đổi với phóng viên ông Trần Kiến Xương, Chánh văn phòng Viện kiểm sát nhân dân TP cho biết, đã được văn phòng Thành uỷ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thăng.
Ông Xương khẳng định, ngày 19/4, khi báo chí thông tin vụ việc, Viện kiểm sát TP đã yêu cầu Viện kiểm sát huyện Bình Chánh báo cáo chi tiết vụ việc để xác minh làm rõ.
Còn đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng phòng tham mưu, người phát ngôn Công an TP.HCM cho hay hồ sơ vụ án đã được Viện kiểm sát phê chuẩn truy tố. Đồng thời, công an TP.HCM cũng đã cử một tổ công tác để xác minh, nghiên cứu lại kỹ lưỡng toàn bộ vụ việc.
Ông Nguyễn Văn Đấu - Viện trưởng VKSND huyện Bình Chánh khẳng định đã thực hiện đúng theo quy định pháp luật, hồ sơ xử lý vụ án đều có căn cứ và cơ sở. Ông Đấu cho biết, đang thực hiện báo cáo cho VKSND TP.HCM và nếu xảy ra sai phạm bản thân ông sẽ chịu trách nhiệm.
Trả lời về việc cơ quan tố tụng đang hình sự hóa vấn đề dân sự? Ông Đấu nói tất cả đều đã thể hiện ở cáo trạng và ông Đấu cho rằng ông Tấn đã cố tình vi phạm vì trước đó đã bị xử phạt hành chính 2 lần nhưng vẫn cho quán hoạt động.
Luật sư: Đề nghị tòa đình chỉ vụ án
Đến thời điểm hiện nay, luật sư Nguyễn Duy, Công ty TNHH MTV Duy Nguyễn đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ông Nguyễn Văn Tấn. Theo luật sư Nguyễn Duy, sắp tới ông sẽ có bản kiến nghị nêu quan điểm về việc khởi tố và truy tố của cơ quan điều tra, VKS là không có đủ cơ sở, và đề nghị tòa án đình chỉ vụ án chứ không trả hồ sơ điều tra bổ sung. Quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, luật sư Duy cho rằng cơ sở pháp lý để buộc tội ông Tấn về hành vi kinh doanh trái phép là không đúng quy định pháp luật.
Cụ thể, Kết luận điều tra căn cứ vào điểm B khoản 1 điều 34 chương V của Luật An toàn thực phẩm; và khoản 2 Điều 5 Thông tư 47 Bộ Y tế. Nhưng hai điều này không hề nói đến đối tượng của hành vi kinh doanh trái phép; mà chỉ quy định điều kiện để được cấp giấy chứng nhận và cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Tấn bên quán cà phê mà vì đó ông bị khởi tố. Ảnh: Phan Tư |
Theo Điều 159, để cấu thành tội kinh doanh trái phép là phải kinh doanh không có giấy đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng nội dung đăng ký kinh doanh, hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có, và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Trong trường hợp này không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có phải là giấy phép riêng không? Luật sư Duy phân tích trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND huyện cấp cho ông Tấn có ghi: Bán ăn uống cà phê, nước giải khát (Không kinh doanh rượu, chỉ hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có nguy cơ cao).
Tuy nhiên khái niệm thực phẩm có nguy cơ cao chỉ tồn tại trong Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm 2003, đến Luật vệ sinh an toàn thực phẩm ra đời 2010 thì khái niệm này không còn. Việc không cập nhật văn bản quy phạm pháp luật kịp thời của Phòng kinh tế UBND huyện Bình Chánh, đã đưa khái niệm thực phẩm có nguy cơ cao mà khái niệm này đã hết hiệu lực vào năm 2010 là thiếu sót, để từ đó cơ quan điều tra căn cứ vào đó để khởi tố ông Tấn.
Trên thực tế, Phòng Y tế huyện đã có văn bản phúc đáp cơ quan điều tra, về việc hộ kinh doanh của ông Tấn có cần phải bắt buộc đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Phòng Y tế đã dẫn ra một số văn bản quy định, và kết luận “Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao” đã bị bãi bỏ; nên cụm từ “sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao” không còn hiệu lực.
Trong khi đó, người xuyên suốt có liên quan đến quá trình kiểm tra, lập biên bản xử phạt, ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Tấn là đại tá Nguyễn Văn Quý, trưởng công an huyện Bình Chánh cho biết đang chờ ý kiến chỉ đạo của công an TP, mới trả lời thông tin chính thức cho báo chí.

-
Bà Trương Mỹ Lan xin được giảm nhẹ “nhiều nhất” có thể -
Kế toán Cục Thi hành án dân sự TP. Huế bị cáo buộc tham ô tiền tỷ -
Chuyển động mới tại dự án Roxana Plaza sau khi có kết luận thanh tra -
Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo cho bà Trương Mỹ Lan -
Quảng Nam yêu cầu ngăn chặn tình trạng “sốt đất ảo” tại vùng giáp ranh Đà Nẵng -
Cấp khống hàng chục ngàn Phiếu lý lịch tư pháp -
Buôn lậu thuốc lá phức tạp, tinh vi hơn khi đối tượng sử dụng công nghệ, mạng xã hội
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort