
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp
Phong cách Hàn nhưng không phải chất lượng Hàn
Ông Nhâm Phi Khanh, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Mumuso Việt Nam - đơn vị nhận nhượng quyền thương hiệu Mumuso về Việt Nam thừa nhận: “Mumuso Việt Nam nhận giấy ủy quyền thương hiệu trực tiếp từ Mumuso Thượng Hải (Trung Quốc)”.
Quay lại thời điểm vụ việc lùm xùm này xuất hiện khi đài truyền hình MBC và SBS (Hàn Quốc) đặt nghi vấn Mumuso là thương hiệu bán hàng giả mạo đến từ Hàn Quốc khi không có cửa hàng nào cũng như sản phẩm không được sản xuất tại quốc gia này.
![]() |
Ông Nhâm Phi Khanh, Giám đốc Mumuso Việt Nam thừa nhận được nhượng quyền từ Mumuso Trung Quốc |
Thực tế, Mumuso đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu do Cục sở hữu trí tuệ Hàn Quốc thừa nhận từ 2014.
Nhưng, tại sao Mumuso Việt Nam thừa nhận được nhượng quyền vào cuối năm 2016 ở Mumuso Trung Quốc, dù tháng 8/2017, Mumuso mới chính thức chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh, điều hành về Thượng Hải (Trung Quốc)?
Đại diện trên cũng cho biết, toàn bộ hơn 3.000 sản phẩm trong 10 ngành hàng hiện có của Mumuso tại 20 quốc gia đều được sản xuất tại Trung Quốc. Cùng với đó, các đài truyền hình Hàn Quốc còn đưa tin, nhiều sản phẩm của Mumuso nhái vẻ bề ngoài các mặt hàng nổi tiếng của Hàn Quốc “đến mức khó tin”, chưa kể, nhiều dòng chữ giống tiếng Hàn trên sản phẩm không có ý nghĩa... Điều này đang gây xôn xao dư luận và gây bức xúc cho người dân Hàn Quốc.
Dù vậy, Mumuso Việt Nam khẳng định, “Chúng tôi không giả bất cứ thương hiệu nào tại Hàn Quốc nói riêng và trên thế giới nói chung”. Và cho rằng, chiến lược kinh doanh của Mumuso không cho phép mở bất cứ cửa hàng nào tại Hàn Quốc bởi thị trường quá cạnh tranh.
Người tiêu dùng đang đặt câu hỏi, có phải kế hoạch của Mumuso là khai sinh tại Hàn Quốc rồi sau đó chuyển đại bản doanh về Trung Quốc và “lợi dụng” xu hướng Hàn để làm đòn bẩy cho việc thương mại hóa các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc hay không? Bởi lẽ, sản phẩm mang phong cách Hàn và sản phẩm được sản xuất, chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn Hàn Quốc là hoàn toàn khác nhau.
![]() |
Mumuso đang khiến người tiêu dùng nhầm lẫn giữa hàng hóa theo phong cách Hàn và sản phẩm chất lượng Hàn (Hình Internet) |
Kiến nghị kiểm tra hoạt động Mumuso Việt Nam
Mumuso đang bị tố ngay tại nơi được khai sinh khi mới đây, chiều 10/5, Cục quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho biết vừa nhận được văn bản của Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc kiến nghị kiểm tra hoạt động của Mumuso Việt Nam. Vụ việc đang trong quá kiểm tra.
Theo đại diện Mumuso, hãng nhượng quyền về Việt Nam từ cuối 2016, đến nay đang có 27 cửa hàng tại 6 tỉnh thành, phục vụ 25.000 khách hàng/ngày. Theo kế hoạch của đơn vị này, đến cuối năm sẽ vận hành 80 cửa hàng và nâng lên 200 cửa hàng vào 2019.
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Mumuso Việt Nam cũng cho biết sắp tới, bao bì các sản phẩm của Mumuso trên toàn cầu sẽ chỉ dùng tiếng Anh và khi về Việt Nam còn có mác tiếng Việt thay vì vừa tiếng Trung kèm tiếng Hàn như hiện nay. Cùng với đó, Mumuso sẽ làm việc với các đài truyền hình Hàn Quốc về những thông tin đã đăng tải trong thời gian vừa qua.
Theo thông tin đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT), Công ty TNHH xuất nhập khẩu Mumuso Việt Nam thành lập ngày 25/10/2016, có đại diện pháp luật là ông Nhâm Phi Khanh. Trong khi ông Khanh nắm 25% cổ phần công ty với vốn góp 1 tỷ đồng thì 3 người chi phối 75% còn lại đều có hộ khẩu thường trú tại Trung Quốc.

-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững -
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort