
-
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5% sau 6 tháng năm 2025
-
Tầm nhìn chuyển đổi số của một doanh nghiệp tiêu dùng - bán lẻ
-
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn trong quý II/2025
-
VIMC đặt mục tiêu doanh thu 2025 đạt 20.793 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện 2024
-
Công ty THILOGI Lào đi vào hoạt động, tăng cường kết nối logistics khu vực -
Nam Phi không áp thuế tự vệ với thép cuộn chống ăn mòn của Việt Nam
![]() |
Bìa kẹp hồ sơ của Việt Nam bị đề nghị điều tra chống bán phá giá tại Mỹ. |
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá với sản phẩm bìa kẹp hồ sơ nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ.
Riêng Ấn Độ bị yêu cầu điều tra thêm chống trợ cấp.
Dữ liệu sơ bộ từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC) cho thấy, trong giai đoạn 2019-2021, trị giá xuất khẩu sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam vào Mỹ tăng hơn 5 lần, từ 6 triệu USD năm 2019 lên gần 31 triệu USD năm 2021.
Quy định pháp luật điều tra của Mỹ nêu rõ, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ quyết định khởi xướng điều tra vụ việc trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị (dự kiến vào ngày 1/11/2022).
Để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm liên quan chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá của Mỹ
Đồng thời thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan điều tra Mỹ. Cũng như phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình của vụ việc để tránh những rủi ro không đáng có.
Các biện pháp phòng vệ thương mại, gồm: chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp (CTC) và tự vệ (TV), là các công cụ chính sách thương mại được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các thành viên sử dụng để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Các công cụ chính sách thương mại này cũng được thừa nhận trong các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực được các quốc gia trên thế giới ký kết.
Theo đó, các quốc gia có quyền tăng thuế nhập khẩu hoặc áp dụng một số biện pháp hạn chế nhập khẩu phù hợp mà không vi phạm các cam kết trong WTO hoặc trong các hiệp định thương mại tự do, nếu xác định rằng việc gia tăng hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
Bộ Công thương cho biết, Mỹ là một trong những quốc gia thường xuyên sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Thống kê của WTO, tính đến hết tháng 6 năm 2021, Mỹ đã điều tra tổng cộng 1.137 vụ việc và áp dụng 774 biện pháp phòng vệ thương mại. Mỹ đã điều tra 41 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
-
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5% sau 6 tháng năm 2025
-
Tầm nhìn chuyển đổi số của một doanh nghiệp tiêu dùng - bán lẻ
-
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn trong quý II/2025
-
VIMC đặt mục tiêu doanh thu 2025 đạt 20.793 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện 2024
-
Công ty THILOGI Lào đi vào hoạt động, tăng cường kết nối logistics khu vực -
Nam Phi không áp thuế tự vệ với thép cuộn chống ăn mòn của Việt Nam -
Shark Phú đề xuất giải pháp tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam -
Lãnh đạo Quảng Trị làm việc với Tập đoàn B'Lao về xúc tiến đầu tư -
Từ câu chuyện của Hyundai: Cần cơ chế đột phá để doanh nghiệp Việt không thua trên sân nhà -
Thương mại Việt Nam - EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD -
Điểm tên 7 mặt hàng xuất khẩu trên 8 tỷ USD sau 6 tháng năm 2025
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045