
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
-
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
![]() |
Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ của Bidiphar đang được xây dựng tại Khu công nghiiệp Nhơn Hội - Khu A. |
Thông tin tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 vừa qua, bà Phạm Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) cho biết, Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ đang trong quá trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị (trong năm 2025 sẽ giải ngân hơn 570 tỷ đồng). Dự kiến, dự án hoàn thành lắp đặt trang thiết bị trong cuối năm 2025.
Theo bà Hương, khối 2 tòa nhà, trong đó tòa nhà nhà máy đã hoàn thành xong, khối tòa nhà trung tâm QA, QC đang trong quá trình xây dựng; hệ thống IT đang tiến hành ký kết hợp đồng…
Về việc thẩm định, cấp phép đạt tiêu chuẩn GMP-WHO của nhà máy, Bidiphar dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2026; tiêu chuẩn GMP-EU dự kiến vào năm 2028. Bidiphar được phép bắt đầu được phép đi vào hoạt động sản xuất Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ sau khi Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cấp phép, dự kiến từ năm 2027.
Liên quan ý kiến của cổ đông cho rằng nhà máy chậm tiến độ, Tổng giám đốc Bidiphar cho rằng, đối với dự án, HĐQT Công ty hết sức quan tâm đầu tư “bởi vì công ty quản lý không chặt thì rất dễ thất thoát trong quá trình đầu tư”.
Dự án có chậm, bà Hương lý giải là trong quá trình mua sắm theo tiêu chuẩn GMP – EU rất khác quá trình mua sắm thông thường từ việc xây dựng đơn giá mua sắm, sau đó chuyển qua đơn vị tư vấn kiểm tra đạt hay chưa rồi chuyển qua công đoạn đấu thầu. Sau đó là quá trình tương tác, làm việc với nhà thầu, có những gói thầu kéo dài đến 10 tháng.
“Nguyên tắc là đảm bảo yêu cầu chất lượng và đáp ứng yêu cầu GMP - EU đây là yêu cầu khó nhất”, bà Hương nói
Tổng giám đốc Bidiphar nhấn mạnh, để đáp ứng yêu cầu GMP – EU là “không hề đơn giản một chút nào”, từ cấu hình, kiểm soát nhà cung cấp đến kể cả hồ sơ thiết kế cho đến các công đoạn sau thì yêu cầu một sấp hồ sơ rất cao. Đến nay, các công đoạn đã cơ bản xong, Bidiphar đã triển khai đấu thầu, phần thương thảo ngân hàng ký kết gói thầu cũng đã xong.
“Thời gian chậm nhưng theo chúng tôi là cần thiết để đảm bảo chất lượng dự án cũng như đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh thất thoát, mua nhầm, mua phải hàng không tốt”, bà Hương khẳng định.
Hiện, Bidiphar trong giai đoạn thương thảo với các nhà cung cấp triển khai hợp đồng, trong hợp đồng đã lưu ý trong năm nay sẽ hoàn thành việc lắp đặt này; trong năm 2026 sẽ tiến hành thẩm định.
Đối với Nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư (hơn 1,5 ha, tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng, được khánh thành vào ngày 2/12/2023), nhà máy này có 2 dây chuyền sản xuất là dây chuyền thuốc tiêm (3 triệu sản phẩm/năm) và dây chuyền thuốc viên (70 triệu sản phẩm/năm).
Tổng giám đốc Bidiphar cho biết, dây chuyền thuốc tiêm đã đạt chứng nhận GMP-WHO, hiện vẫn đang quá trình hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng để đạt tiêu chuẩn GMP-EU, dự kiến hoàn thành trong năm 2028-2029.
Đối với dây chuyền thuốc viên, Bidiphar cũng đã đạt chứng nhận GMP-WHO; công ty đang trong quá trình nộp hồ sơ đăng ký cho các sản phẩm sản xuất trên dây chuyền này (trong năm 2024 đã nộp 4 hồ sơ) và sẽ tiếp tục thực hiện trong các năm tiếp theo.
Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt và các dạng thuốc vô trùng khác theo tiêu chuẩn GMP-EU với quy mô 120 triệu sản phẩm/năm (tương đương 1.600 tấn/năm).
Về tiến độ, từ quý IV/2023 – quý I/2025, Dự án khởi công nhà xưởng và các công trình phụ trợ giai đoạn 1 gồm nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ; trung tâm QC, QA, R&D; nhà ăn; cụm kỹ thuật, trạm biến thế, nhà xe, nhà bảo vệ.
Từ quý I/2028 – quý IV/2028, Công ty tiến hành tuyển dụng, đào tạo nhân sự, vận hành chính thức nhà máy; năm 2030, Công ty khởi công nhà xưởng và công trình phụ trợ giai đoạn 2 là khối tòa nhà văn phòng.
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện -
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu thu hồi sản phẩm mì chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam -
Thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh -
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế