Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Biến đổi khí bậu tại ĐBSCL ảnh hướng tới an ninh lương thực thế giới
Gia Huy - 28/06/2016 09:05
 
Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là vùng xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam với việc chiếm 90% sản lượng xuất khẩu gạo và 70% sản lượng thủy sản nuôi trồng của đất.

Tuy nhiên theo đánh giá của Ngân hàng thế giới thì con số này đang có nguy cơ giảm theo từng năm bởi tác động của tình trạng biến đổi khí hậu. Cũng đánh giá về tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng lượng lương thực và thủy sản giảm vì biến đối khí hậu tại Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ có tác động ảnh hưởng lớn tới an ninh lương thực thế giới.

Trước tình trạng biến đổi khí hậu tại vùng lương thực lớn nhất Việt Nam trên, ngày 27 và 28/6 tại TP.HCM. Ngân hàng thế giới cùng Chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán các nước trên thế giới và các Bộ ngành, địa phương tổ chức "Diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long 2016" để cùng bàn cách đối phó.

Trong đó, diễn đàn đã đưa ra có những con số cụ thể nói nên việc biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn tới kinh tế vùng này, với việc những sức ép cả về thiên nhiên cùng con người đang gây ra đã tạo ra những ảnh hưởng lớn tới phát triển lên toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó việc sụt lún đất ước tính khoảng 3 - 5 cm mỗi năm, nước biển dâng biến nơi đây có vùng đồng bằng chỉ còn cao không quá 2,5 m so với mặt nước biển. Hai điều này kết hợp lại sẽ tăng khả năng ngập lụt hàng năm lên cao.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng biến đổi khí bậu tại Đồng băng sông Cửu Long sẽ ảnh hướng tới an ninh lương thực thế giới. Ảnh Gia Huy
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng biến đổi khí bậu tại Đồng băng sông Cửu Long sẽ ảnh hướng tới an ninh lương thực thế giới. Ảnh Gia Huy

Đồng thời việc xâm nhập mặn tại đây do hậu quả của việc khai thác nước ngầm và nước biển dâng ảnh hưởng đến sinh kế và nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. Ngoài ra với tốc độ dân số vùng tăng nhanh, công nghiệp hóa nhanh chóng cũng đang được cho là nguyên nhân gây tình trạng biến đổi khí hậu vùng này. Một việc nữa mà theo Ngân hàng thế giới là đang gây ảnh hưởng lớn tới Đồng bằng sông Cửu Long đó là việc xây dựng quá nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn gây tác động lớn tới dòng chảy và chu kỳ bồi đắp tự nhiên.

Ngân hàng thế giới cũng cho rằng trong dài hạn thì Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải đối mặt với tác động của khí hậu, nước biển dâng cao và những cơn bão nhiệt đới với sức tàn phá ngày càng mạnh. Đặc biệt sản lượng lúa gạo tại vùng này sẽ giảm từ 6 - 12% vì ngập mặn, trong khi đó nuôi trồng thủy sản cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

“Sự cố từ biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn thời gian qua đang tác động mạnh mẽ đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của 15 triệu người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Những thách thức đang diễn ra tại khu vực này cần có sự vào cuộc của nhiều đối tác, tổ chức quốc tế và các bộ, ngành của Việt Nam”, bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương cho biết.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Cao Đức Phát cũng nhìn thẳng vào vấn đề cho rằng trong năm 2016 hạn hán và xâm nhập mặn đã tác động ở các mức độ khác nhau tới đời sống của đa số người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Trực tiếp có 208 nghìn ha lúa, 9.400 ha cây ăn quả bị mất trắng, giảm năng suất rõ rệt. Sản lượng lúa Đông Xuân toàn vùng đã giảm xuống gần 1 triệu tấn; sản xuất thủy sản, chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn. Hàng trăm nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt… Tới nay hạn hán đã qua nhưng lại bắt đầu có lo ngại về khả năng của một mùa lũ lớn, bão mạnh.

Trước tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, do tình hình biến đổi khí hậu tại đồng bằng Sông Cửu Long đang cấp bách, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh thành địa phương thuộc đồng bằng Sông Cửu Long cần tích cực phát triển nông thôn mới vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện các tiêu chí mới trong việc phát triển nông thôn mới cho các địa phương tại đồng bằng sông cửu long. “Đây là việc cần làm ngay, và phải báo cáo với Thủ tướng Chính phủ chậm nhất trong quý III năm 2016”, Thủ tướng chỉ đạo.

Tại diễn đàn, Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đưa ra những đề xuất để ứng phó với thực trạng bến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, cần có giải pháp tích cực theo hướng chiến lược với sự góp sức của các bộ ngành từ trung ương tới địa phương, ngoài ra cần có các tổ chức quốc tế tham gia tư vấn để đưa ra những kịch bản chiến lược phát triển chiến lược cho toàn vùng và phát triển kết cấu giao thông toàn vùng phù hợp với kinh tế của trung ương lẫn địa phương. Đồng thời cần quan tâm giải quyết sinh kế cho người dân gắn với thích ứng với biến đổi khí hậu, việc lồng ghép an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo là nhu cầu cấp bác và cần thiết nhất cho sinh kế người dân trong vùng.

Đồng thời Bộ Trưởng Dũng cho rằng cần có tư duy phát triển theo vùng, theo chính sách và cơ chế phát triển các dự án vùng nhất là quy hoạch tổng thể nghiêm túc vùng.

Cũng tại diễn đàn, nhiều ý kiến đối với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng được các bên đưa ra, ông Christian Berger Đại sứ CHLB Đức đưa ra giải pháp đó là: “Các tỉnh thành tại đây cũng như các bộ ngành và Chính phủ Việt Nam cần liên kết lại với nhau để giải quyết tình trạng này. Trong đó, chúng tôi cho rằng đối với việc biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay thì cần có cơ quan điều phối các tỉnh thành và các bộ ngành tại Việt Nam khi làm việc với nhau, từ đó mới mang lại hiệu quả đối với việc phát triển vùng này”.

Tại diễn đàn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới (WB), các Chính phủ, các tổ chức quốc tế để cùng nhau giải quyết các vấn đề đặt ra ở ĐBSCL. “Tất cả chúng ta cùng đoàn kết, cùng hợp tác, cùng nhất trí, nhất quán trong lời nói và hành động để thực hiện thành công tầm nhìn phát triển ĐBSCL”, Thủ tướng bày tỏ mong muốn.

Người dân ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu sẽ được hỗ trợ tái định cư
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa phê duyệt Khung chính sách tái định cư của Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư