![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/duongngan/2025/02/07/tphcm-ra-van-ban-khan-ve-viec-phong-chong-dich-cum-mua1738931588.jpeg)
-
TP.HCM ra văn bản khẩn về phòng chống dịch cúm mùa
-
Ba trẻ trong cùng một gia đình mắc cúm A, hai trường hợp biến chứng viêm phổi
-
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin
-
Giáo sư Valery Feigin - “cha đẻ” phòng chống đột quỵ: “Phía trước là bầu trời” cho khoa học Việt Nam -
Người dân vẫn chủ quan với bệnh cúm mùa
Mục tiêu của công văn này là để giảm thiểu tác động của thời tiết lạnh đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như người già, trẻ em và những người mắc các bệnh mạn tính.
![]() |
Theo Bộ Y tế, mùa lạnh có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người dân, từ cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi đến các bệnh nặng như đột quỵ hoặc ngộ độc khí than khi sử dụng các thiết bị sưởi ấm không an toàn. Ảnh: SKĐS |
Công văn được gửi tới Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt rét đậm, rét hại như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương theo dõi và thông báo về tình hình thời tiết: Các Sở, ngành liên quan cần liên tục theo dõi tình hình thời tiết và thông báo kịp thời đến người dân về sự xuất hiện của các đợt rét đậm, rét hại, để họ có thể chủ động phòng ngừa.
Phổ biến hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh: Các Sở Y tế và cơ sở y tế các cấp cần triển khai hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh cho cộng đồng, đặc biệt là người lao động và những đối tượng dễ bị ảnh hưởng. Các cơ sở y tế cũng phải đảm bảo sẵn sàng ứng phó với các tình huống cấp cứu liên quan đến thời tiết lạnh.
Tăng cường truyền thông về sức khỏe mùa lạnh: Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan thông tin, báo chí địa phương phối hợp với Sở Y tế để tổ chức các chiến dịch tuyên truyền về biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Theo Bộ Y tế, mùa lạnh có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người dân, từ cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi đến các bệnh nặng như đột quỵ hoặc ngộ độc khí than khi sử dụng các thiết bị sưởi ấm không an toàn. Đặc biệt, những người lao động ngoài trời hoặc trong môi trường lạnh, gió rét dễ gặp phải các vấn đề này.
Người dân, đặc biệt là người già và trẻ em, cần hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh và có gió mạnh. Khi ra ngoài, cần mặc đầy đủ quần áo ấm và che chắn cơ thể khỏi gió lạnh, bao gồm áo khoác, quần dài dày, mũ, găng tay và khẩu trang.
Thường xuyên vệ sinh miệng, họng bằng nước muối ấm, súc miệng, rửa tay sạch sẽ để phòng tránh các bệnh lây nhiễm. Cần duy trì thói quen ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt bổ sung vitamin A, C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin cho cơ thể. Người lao động nặng, người cao tuổi và trẻ em cần tăng cường dinh dưỡng để chống lại cái lạnh.
Những người có tiền sử bệnh cao huyết áp, tim mạch, cơ xương khớp cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời cần theo dõi huyết áp và sức khỏe thường xuyên.
Đặc biệt đối với người lao động trong môi trường lạnh cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động, bao gồm áo chống nước, mũ, găng tay đệm bông, giày ủng ấm để bảo vệ cơ thể khỏi lạnh, tránh bị nhiễm lạnh.
Nếu làm việc trong các khu vực như hầm lò hoặc ngoài trời, cần phải giữ ấm cơ thể liên tục và ăn uống đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe trong điều kiện khắc nghiệt.
Tuyệt đối không sử dụng than củi hoặc than tổ ong trong phòng kín để sưởi ấm. Nếu cần sử dụng, phải mở cửa để thông gió và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, tránh sưởi qua đêm.
Các thiết bị sưởi như quạt sưởi, đèn sưởi cần được sử dụng đúng cách, không nên để gần trẻ em hoặc người già. Đảm bảo khoảng cách an toàn và không chiếu trực tiếp vào cơ thể để tránh gây bỏng.
Trong mùa lạnh, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi rét đậm, rét hại, đặc biệt là đối với những người có sức khỏe yếu. Các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, tức ngực, và chân tay lạnh có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ hoặc suy giảm thân nhiệt. Khi có các triệu chứng này, cần giữ ấm cơ thể ngay và đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe kịp thời
-
Biện pháp bảo vệ sức khỏe khi rét đậm, rét hại -
Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc -
Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp -
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 6/2: Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng” -
Giáo sư Valery Feigin - “cha đẻ” phòng chống đột quỵ: “Phía trước là bầu trời” cho khoa học Việt Nam -
Người dân vẫn chủ quan với bệnh cúm mùa
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/2
-
2 TP.HCM mời gọi đầu tư 535 dự án vào TP. Thủ Đức, tổng vốn 800.000 tỷ đồng
-
3 Tháng đầu năm 2025, hơn 4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
-
4 Làm rõ phương án VEC vay vốn trái phiếu Chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành
-
5 Vàng vẫn là kênh đầu tư được lựa chọn trong năm 2025
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
-
Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
-
Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
-
Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service