
-
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc
-
Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Góc nhìn từ Hồng Kông
-
Dòng vốn nước ngoài vẫn sôi động giữa “bão” thuế quan
-
Đề xuất điều chỉnh giảm diện tích Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc
-
Vất vả chọn nhà đầu tư cho cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng -
TP.HCM đề xuất bổ sung thêm cơ chế chính sách đặc biệt để làm nhanh các tuyến metro
![]() |
Từng có thời điểm nhà đầu tư rất hào hứng rót tiền vào làm dự án năng lượng tái tạo. Ảnh: Đức Thanh |
Giá tạm tính
Từng tham gia tư vấn cho dự án điện mặt trời A “chạy đua FIT1” (9,35 UScent/kWh) tại Ninh Thuận, ông Trương Kiên cho biết, khi dự án sắp bước vào giai đoạn được công nhận ngày vận hành thương mại (COD) nửa đầu năm 2019, do có kinh nghiệm thực hiện một số dự án khác trong ngành điện, nên tư vấn đã chuẩn bị rất nhiều hồ sơ phục vụ công tác nghiệm thu, hoàn công công trình.
Song nhà đầu tư lập luận, quy trình được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công thương hướng dẫn cho dự án điện mặt trời thời điểm đó không nhắc tới chứng nhận nghiệm thu hoàn thành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (CCA) phải có trước khi COD, nên không nghe theo tư vấn.
“Khi đó, nhà đầu tư tham khảo một số dự án điện mặt trời đã có COD trước và được trả tiền bán điện theo FIT1, nên không đồng ý với chuẩn bị của tư vấn, cho là tư vấn mua thêm việc”, ông Trương Kiên chia sẻ.
Như vậy, dù đã ký hợp đồng mua bán điện từ giữa năm 2018, có COD và nhận được tiền bán điện theo giá FIT1 từ giữa tháng 6/2019, nhưng tới tận tháng 5/2022, dự án A mới có CCA và hiện rơi vào nhóm hơn 100 dự án điện mặt trời khó duy trì được mức giá bán điện theo FIT1 hoặc FIT2 (7,09 UScent/kWh) đang hưởng.
Ông Trương Kiên cũng cho rằng, những dự án có COD và CCA trong thời gian được hưởng FIT1 của điện mặt trời có lẽ đã làm hồ sơ từ rất sớm, trước khi có hướng dẫn của Bộ Công thương/EVN hoặc được tư vấn như cách ông đã tư vấn với dự án A và quan trọng nhất là họ không tham khảo các dự án khác, nên giờ lại may mắn.
Tại các cuộc đối thoại với doanh nghiệp năng lượng tái tạo mới đây, đại diện EVN thông báo cho các dự án năng lượng tái tạo có CCA sau ngày các quyết định liên quan đến giá FIT hết hiệu lực về khả năng điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế FIT. Theo đó, các dự án đang áp dụng giá bán theo FIT1 có ngày CCA sau ngày hết hiệu lực của quyết định giá FIT1, nhưng trong thời gian hiệu lực của quyết định giá FIT2, thì tạm điều chỉnh giá bán điện theo FIT2. Các dự án đang áp dụng giá FIT1 hoặc FIT2 mà có ngày CCA sau ngày quyết định FIT2 hết hiệu lực, thì áp dụng giá theo các dự án chuyển tiếp là 1.184,9 đồng/kWh.
Đại diện EVN và Công ty Mua bán điện (EPTC) nhấn mạnh, đây là mức “giá tạm tính” và được áp dụng cho đến khi có quyết định chính thức từ cơ quan quản lý nhà nước. Lẽ dĩ nhiên, không nhà đầu tư nào chấp nhận điều này vì hiệu quả kinh tế giảm rất sâu.
Các chủ đầu tư nhấn mạnh, doanh nghiệp không hề có lỗi trong vấn đề này, vì họ chưa từng được thông báo về việc bắt buộc phải có CCA trước ngày các quyết định giá FIT hết hiệu lực. Ngay cả trong thủ tục ký hợp đồng mua bán điện với EVN, thì yêu cầu về CCA cũng chưa từng được đề cập.
“Nếu CCA là giấy tờ bắt buộc, tại sao khi ký hợp đồng mua bán điện, EVN không yêu cầu chúng tôi phải nộp?”, nhà đầu tư đặt câu hỏi.
![]() |
Nên tháo gỡ sớm
Trước đó, 13 nhà đầu tư nước ngoài cùng 15 doanh nghiệp trong nước sở hữu khoảng 50 dự án năng lượng tái tạo bị ảnh hưởng đã ký vào kiến nghị về việc COD khi chưa có CCA nên có khả năng bị hồi tố giá bán điện, ảnh hưởng đến tổng vốn đầu tư hơn 13 tỷ USD.
“Thời điểm đó, nhà đầu tư rất hào hứng ném tiền vào làm năng lượng tái tạo. Nhiều nhà đầu tư lần đầu làm dự án ngành điện, nên hiểu biết đơn giản, có phần bất cẩn. Bộ Công thương và EVN trong hướng dẫn hợp đồng mẫu và công nhận COD không nhắc đến bắt buộc phải có CCA trước. Nếu giờ bảo là Bộ Công thương/EVN chỉ hướng dẫn về mặt kỹ thuật điện, còn các vấn đề về xây dựng phải theo quy định khác, thì chưa đủ trách nhiệm”, ông Trương Kiên nhận xét.
Ông Kiên cũng cho rằng, việc chưa có CCA tại thời điểm công nhận COD không làm thay đổi bản chất là dự án đã được xây dựng, đi vào vận hành an toàn và đóng góp thêm sản lượng cho hệ thống trong điều kiện thực tế các dự án điện lớn không vào như mong muốn. Vì thế, cần xem xét tháo gỡ nút thắt về thời gian được hưởng giá FIT và nên tháo gỡ sớm, bởi nếu không, sẽ có những tác động tiêu cực không mong muốn trong thu hút đầu tư vào ngành điện.
Ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và Điện mặt trời Bình Thuận nhận xét, đây là tình huống chưa từng có tiền lệ trong ngành năng lượng. Việc hồi tố giá bán điện không chỉ ảnh hưởng đến các dự án đang vận hành, mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch thu hút vốn đầu tư lớn vào ngành điện.
“Cần xem xét kỹ các khía cạnh, các quy định tại thời điểm đầu tư, nguyên nhân dẫn đến các ‘lỗi’ nêu trên và các quy định có hiệu lực của pháp luật về chế tài xử phạt với các ‘lỗi’ này. Các quyết định xử lý cần đánh giá những tác động đến doanh nghiệp, đặc biệt là những tác động tới môi trường đầu tư của Việt Nam”, ông Thịnh nói.
Theo các chủ đầu tư, việc EVN/EPTC đưa ra phương án áp dụng giá tạm tính là vi phạm hợp đồng mua bán điện - văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh quan hệ giữa bên mua điện (EVN) và bên bán điện (chủ đầu tư). Các nhà đầu tư yêu cầu được bảo lưu quyền khiếu kiện quốc tế, vì hợp đồng mua bán được xây dựng trên cơ sở pháp luật hiện hành của Việt Nam và được Chính phủ bảo hộ qua các hiệp định đầu tư song phương, đa phương với nhiều quốc gia.

-
Vất vả chọn nhà đầu tư cho cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng -
Phát triển hạ tầng giao thông, tăng cường kết nối Hải Phòng - Hải Dương -
TP.HCM đề xuất bổ sung thêm cơ chế chính sách đặc biệt để làm nhanh các tuyến metro -
Hà Nội: Hơn 502 tỷ đồng xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề Canh Nậu giai đoạn 2 -
Bình Định: hơn 700 tỷ đồng xây khu tái định cư phục vụ dự án tại Phù Mỹ -
Đưa Việt Nam trở thành "điểm hấp thụ hiệu quả" vốn tư nhân đầu tư vào công nghệ -
Nghệ An hoàn thành giải phóng mặt bằng Đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò trước 30/4/2025
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh