
-
Hà Nội sẵn sàng đầu tư mạnh cho giao thông xanh
-
Nông nghiệp tuần hoàn: Từ bài toán môi trường đến động lực tăng trưởng xanh
-
Hà Nội sẽ tính toán, ưu tiên hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện trong khu vực Vành đai 1
-
Chuyển đổi xanh: Động lực hoàn thiện chính sách môi trường trong nông nghiệp
-
Lan tỏa sáng kiến OCOP của Việt Nam ra thế giới trên tinh thần “bốn tốt hơn” -
Hồi sinh các dòng sông ô nhiễm bằng quản lý tổng hợp và hành động đồng bộ
![]() |
Dự án Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt được UBND thị xã Hoài Nhơn kêu gọi đầu tư. |
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa đồng ý chủ trương triển khai hai dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực phía Bắc và phía Nam tỉnh.
Về đề xuất lựa chọn công nghệ, Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ, TP. Quy Nhơn sử dụng công nghệ đốt rác phát điện.
Trong khi đó, Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu phố Thiết Đính Nam, phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn sử dụng công nghệ đốt tiêu hủy hoặc công nghệ làm phân vi sinh, tái chế nhựa và đốt tiêu hủy.
Cùng với đề xuất lựa chọn công nghệ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng giao các Sở, ngành, địa phương chủ động triển khai các phần việc có liên quan theo kế hoạch để sớm tổ chức lựa chọn nhà đầu tư triển khai.
Về kế hoạch triển khai, Ban Quản lý các dự án dân dụng và công nghiệp tỉnh (đối với dự án tại TP. Quy Nhơn) và UBND thị xã Hoài Nhơn thực hiện lập quy hoạch khu vực nhà máy xử lý, thời gian hoàn thành ngày 30/8/2023.
UBND TP.Quy Nhơn và thị xã Hoài Nhơn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng hoàn thành ngày 30/9/2023.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 2 dự án trên trong quý IV/2023.
“Sau 1 tháng kể từ ngày chấp thuận nhà đầu tư, đến tháng 8/2025 hoàn thành và đi vào hoạt động”, UBND tỉnh Bình Định đề cập trong kế hoạch.
![]() |
Vị trí Dự án Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Hoài Nhơn (tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 216,73 tỷ đồng). Nguồn: binhdinhinvest. |
Đối với Dự án Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Hoài Nhơn, UBND tỉnh Bình Định giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ lập đề xuất dự án đầu tư; Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xã hội hóa.
UBND tỉnh Bình Định cũng lưu ý, Dự án Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Hoài Nhơn lựa chọn công nghệ đốt tiêu hủy hoặc công nghệ làm phân vi sinh, tái chế nhựa và đốt tiêu hủy, ưu tiên chi phí thấp để kêu gọi nhà đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công suất 250 tấn/ngày.

-
Hà Nội sẽ tính toán, ưu tiên hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện trong khu vực Vành đai 1 -
Chuyển đổi xanh: Động lực hoàn thiện chính sách môi trường trong nông nghiệp -
Lan tỏa sáng kiến OCOP của Việt Nam ra thế giới trên tinh thần “bốn tốt hơn” -
Hồi sinh các dòng sông ô nhiễm bằng quản lý tổng hợp và hành động đồng bộ -
Hà Nội miễn tiền thuê đất, một số loại phí, lệ phí cho doanh nghiệp làm sản phẩm tái chế -
Từ 2026, doanh nghiệp phát thải lớn bắt buộc kiểm kê khí nhà kính -
Biến khí thải thành “vàng xanh”
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung