
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
Cảng Quy Nhơn là cửa ngõ chính của miền Trung - Tây Nguyên, có vai trò quan trọng đối với quốc phòng - an ninh, hành lang Đông - Tây (nối từ Myanmar ra Biển Đông) trong giao thương quốc tế.
Trong quá trình thực hiện cổ phần hóa cảng Quy Nhơn có nảy sinh một số vấn đề gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên, nhân dân. Trước tình hình này, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra toàn diện.
Cảng Quy Nhơn - Một trong những cảng luôn đạt sản lượng hàng hóa thông qua lớn nhất miền Trung. Ảnh: Hà Minh |
Theo ông Dũng, sau cổ phần hóa, cảng Quy Nhơn do tư nhân quản lý, địa phương lúng túng, mất kiểm soát các hoạt động sản xuất - kinh doanh tại doanh nghiệp này.
Sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, để ổn định tình hình và phát huy lợi thế đặc biệt của cảng Quy Nhơn, Bình Định đã đề nghị Chính phủ và Thường trực Ban Bí thư quan tâm xem xét, chỉ đạo cho cơ chế về thẩm quyền quản lý của địa phương đối với cảng Quy Nhơn theo hướng Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.
“Tỉnh Bình Định đã đề nghị giao Ban Kinh tế Trung ương, Bộ GTVT chủ trì cùng với tỉnh Bình Định xem xét việc quy hoạch xây dựng, mở rộng quy mô theo hướng phát triển dịch vụ cảng – logistics (bao gồm xây dựng cảng mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng hiện có), nghiên cứu cơ chế hợp tác công – tư trong đầu tư nâng cấp, quản lý, khai thác cụm cảng Quy Nhơn (gồm nhiều cảng thành viên) để kết nối với hạ tầng các lĩnh vực giao thông, thúc đẩy phát triển logistics cấp vùng”, ông Dũng chia sẻ thêm.
Cảng Quy Nhơn được hình thành năm 1976, do Cục Đường biển (Bộ GTVT) quản lý. Đến năm 1993, Bộ GTVT quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước Cảng Quy Nhơn.
Năm 2009, cảng trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đổi tên là Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn. Tháng 7/2013, Vinalines phê duyệt phương án cổ phần hóa, chuyển Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn thành Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (QNP).
Theo đề án tái cấu trúc Vinalines giai đoạn 2012-2015 và Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước, QNP nằm trong diện Nhà nước (Vinalines đại diện phần vốn) phải nắm giữ 75% vốn điều lệ.
Tháng 6/2015, Vinalines bất ngờ chuyển nhượng đợt 2 với 10,5 triệu cổ phần , tương đương 26,01% tỷ lệ sở hữu QNP cho Công ty cổ phần Đầu tư khoáng sản Hợp Thành. Đến tháng 9/2015, Vinalines tiếp tục bán toàn bộ phần vốn còn lại trong QNP (19,8 triệu CP với tỷ lệ 49%) cho Công ty Hợp Thành, giúp doanh nghiệp này tăng tỷ lệ nắm giữ QNP lên 86,23% với tổng trị giá 440 tỷ đồng.
Cho rằng, vụ mua bán này có dấu hiệu làm thất thoái tài sản Nhà nước, tháng 4/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa QNP. Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang tiến hành thanh tra.
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel -
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn