-
Cam Ranh: Cơ hội lớn để trở thành thủ phủ du lịch của Việt Nam và thế giới -
Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại Đà Nẵng -
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 sinh động, hấp dẫn -
Khánh Hòa ra mắt Trung tâm điều hành thông tin hỗ trợ khách du lịch -
Côn Đảo chuyển mình theo mô hình kinh tế tuần hoàn -
VIVAS với hành trình số hóa ngành du lịch
Ảnh minh họa. |
UBND tỉnh Bình Định vừa đề nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương để UBND tỉnh xây dựng Đề án thí điểm taxi bay hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Theo UBND tỉnh Bình Định, taxi bay là loại hình vận chuyển sử dụng máy bay nhỏ chạy bằng điện, cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng, dùng vận chuyển khoảng 4 - 5 người, được xem là phương tiện vận chuyển lý tưởng để khách tham quan, du lịch có thể quan sát, ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên từ trên cao.
Đây là phương thức vận tải bằng phương tiện xanh, mới lạ, độc đáo, hiện đại, có tính đột phá, giúp di chuyển dễ dàng, tiết kiệm thời gian, phục vụ tốt khách tham quan, du lịch, giá cả cạnh tranh và không phát thải một số chất gây hại so với phương tiện đường bộ, đường sắt thông thường
UBND tỉnh Bình Định đánh giá, taxi bay là một hình thức vận tải có rất nhiều tiềm năng, phù hợp với với nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh Bình Định, góp phần xây dựng địa phương này trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu trong khu vực và để hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững.
Do taxi bay là loại hình vận tải hoàn toàn mới, trên thế giới có một số quốc gia đã nghiên cứu, thử nghiệm loại hình vận tải hành khách bằng taxi bay như Trung Quốc, Mỹ, Đức, Anh, Singapore, Hàn Quốc,... riêng tại Việt Nam chưa có loại hình này.
“Với những lợi ích dự kiến mang lại từ hoạt động loại hình vận tải bằng taxi bay là rất lớn như đã phân tích ở trên, cần thiết phải có kế hoạch thử nghiệm, lộ trình thực hiện thí điểm, xây dựng hành lang pháp lý vững chắc trước khi đưa loại hình hoạt động vận tải này vào khai thác chính thức”, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định đánh giá.
Được biết, vào cuối tháng 3 vừa qua, Trung Quốc đã lần đầu tiên cấp giấy phép sản xuất máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng chạy bằng điện (eVTOL) có độ ca hoạt động từ 1.000 - 4.000m so với mặt đất.
Các hoạt động trong vùng này bao gồm việc vận chuyển hàng hóa hay thực phẩm, quá cảnh và du lịch, cũng như các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ trong thảm họa.
Theo đó, chiếc eVTOL EH216-S không người lái của nhà sản xuất EHang, với khả năng vận chuyển hành khách, đã được Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) cấp phép sản xuất. CAAC cũng đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bay trước đó cho sản phẩm EH216-S.
-
Khánh Hòa ra mắt Trung tâm điều hành thông tin hỗ trợ khách du lịch -
Thị xã Sơn Tây nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, sớm trở thành trung tâm kinh tế phía Tây Hà Nội -
Côn Đảo chuyển mình theo mô hình kinh tế tuần hoàn -
Tăng sức hấp dẫn cho mùa du lịch cuối năm -
Gỡ điểm nghẽn thu hút đầu tư vào du lịch -
Tưng bừng khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 -
VIVAS với hành trình số hóa ngành du lịch
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/11 -
2 Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập -
3 Đón cơ hội “độc nhất vô nhị” trong ngành bán dẫn -
4 TP.HCM sắp đón “làn sóng” đầu tư từ Hoa Kỳ -
5 Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng: Thị trường hưng phấn và áp lực trong trung hạn
- Takeda được vinh danh “Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững”
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao học bổng cho 12 VĐV quốc gia
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang