
-
Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững
-
ABBank hợp tác SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, phát triển bền vững
-
Văn phòng xanh, thông minh là xu thế của thời đại
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải -
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
![]() |
Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao tại huyện Phù Mỹ. Ảnh minh họa (Nguồn: Tập đoàn Việt - Úc). |
Ông Lê Hoàng Nghi, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị vừa công bố mời gọi nhà đầu tư quan tâm đăng ký thực hiện Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ.
Hạn cuối để nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký dự án là 7h30 ngày 28/8/2023.
Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt tại quyết định số 1057, ngày 6/4/2023; điều chỉnh chủ trương đầu tư tại quyết định số 2610, ngày 17/7/2023.
Theo đó, Dự án được điều chỉnh giảm tổng vốn đầu tư từ hơn 1.498 tỷ đồng xuống còn hơn 1.452 tỷ đồng (gồm hơn 1.174 tỷ đồng chi phí thực hiện và hơn 277 tỷ đồng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng). Thời gian đi vào hoạt động của Dự án cũng được điều chỉnh từ quý II sang quý III/2026.
Bên cạnh, quy mô dự án cũng giảm 9,7 ha. Cụ thể, diện tích sử dụng đất ban đầu là 228,66 ha được điều chỉnh giảm xuống còn 218,96 ha. Trong đó, khu điều hành giảm từ 46,99 ha còn 10 ha; hạng mục phụ trợ từ 55,05 ha còn 10,98 ha.
Cùng với việc điều chỉnh giảm diện tích 2 hạng mục trên, diện tích xây dựng khu sản xuất, chế biến tôm được mở rộng hơn khi từ 126,62 ha tăng lên 197,98 ha (tăng hơn 71 ha).
Được biết, UBND Bình Định đã quyết định nâng công suất khu nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao với tổng sản lượng tôm thương phẩm đạt 14.500 tấn/năm (so với ban đầu 11.450 tấn/ năm).
Ngoài ra, dự án cũng được bổ sung mục tiêu mới là đưa vào hoạt động khu sản xuất tôm giống thẻ chân trắng với công suất 2 tỷ con giống/ năm.
Các mục tiêu khác của dự án vẫn giữ nguyên theo quyết định số 1057 như xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy chế biến tôm công suất 20.000 tấn tôm thương phẩm/năm, giá trị xuất khẩu 256 triệu USD; xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản công suất 100 ngàn tấn/năm; nhu cầu lao động khoảng 4.000 - 5.000 người…

-
Giám sát vật tư nông nghiệp: Để đầu vào sạch, đầu ra mạnh -
Luật Bảo vệ Môi trường 2020: Động lực thúc đẩy khoa học công nghệ môi trường -
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh -
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải -
Xây dựng Nghị định về EPR: Minh bạch hóa trách nhiệm tái chế, hướng tới kinh tế tuần hoàn -
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp -
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân