
-
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít
-
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh
-
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ
-
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia
-
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả -
Việt Nam-Trung Quốc ký kết thêm 4 nghị định thư nông nghiệp
Trong 5 năm (2018 - 2023) tổng kinh phí Thanh Hóa đã hỗ trợ thực hiện phát triển liên kết sản xuất là 865.217.118 triệu đồng. Trong đó, các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất đảm bảo theo các nội dung của Nghị định 98/2018/NĐ-CP là 487.760,478 triệu đồng, các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất khác là 367.456,64 triệu đồng.
Việc hỗ trợ chủ yếu nhằm xây dựng hạ tầng phục vụ liên kết sản xuất, mô hình khuyến nông, mô hình phát triển sản xuất, hỗ trợ giống, bao bì nhãn mác sản phẩm, phát triển khoa học và công nghệ…
Đến nay, toàn tỉnh hiện có 1.808 chuỗi liên kết bền vững (tăng hơn 1.000 chuỗi so với năm 2018) với 4 tác nhân tham gia liên kết gồm: 26 đơn vị khoa học công nghệ, trên 65.000 hộ nông dân, 523 HTX nông nghiệp và trên 800 doanh nghiệp. Riêng đối với các sản phẩm trong nhóm chủ lực đã xây dựng được trên 1.000 chuỗi liên kết, trong đó lúa, gạo 247 chuỗi, rau quả 816 chuỗi, mía đường 170 chuỗi, thịt lợn 120 chuỗi, thịt và trứng gia cầm 147 chuỗi…
![]() |
Sau 5 năm Thanh Hóa hỗ trợ hơn 865 tỷ đồng cho phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp |
Có được thành công trên là nhờ việc tỉnh Thanh Hóa đã làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động và hỗ trợ các thành viên tham gia và thực hiện đúng hợp đồng liên kết góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ uy tín, giá trị chung của các sản phẩm nông nghiệp, phát triển thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động nhằm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nội dung của Nghị định. Các sở, ngành chức năng đã tham mưu triển khai chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất trên địa bàn thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững, phối hợp với các cấp triển khai các chương trình hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Với đặc thù là tỉnh nông nghiệp lại có diện tích lớn thứ 5 cả nước, việc Thanh Hóa thực hiện công tác hỗ trợ cho phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã góp phần không nhỏ trong việc tập trung phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Được biết, đến năm 2025, Thanh Hóa sẽ đạt 32% sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong vùng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thông qua các chuỗi giá trị.
-
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ -
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia -
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả -
Việt Nam-Trung Quốc ký kết thêm 4 nghị định thư nông nghiệp -
Bưởi Việt chính thức lên kệ Lotte Mart Hàn Quốc: Bước ngoặt mới cho nông sản Việt -
Việt Nam vẫn là nhà cung cấp gạo lớn cho Philippines -
Mặt bằng bán lẻ chịu áp lực khi hành vi mua sắm đảo chiều
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa