-
Dự án chăn nuôi của THACO tại Bình Định tiếp tục được gia hạn -
Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng -
Doanh nghiệp Ninh Bình chung sức cùng địa phương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Quảng Ninh: Gặp mặt doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp đưa hoạt động kinh tế - xã hội ổn định -
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản
Ngày 21/9 diễn ra Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ in thêu, sản phẩm và nguyên phụ liệu Dệt may tại Việt Nam - ITCPE - VietNam Texprint 2023 do Công ty cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam và Công ty TNHH Allallinfo Media Việt Nam (thuộc Tập đoàn Allallinfo Media Hong Kong) phối hợp tổ chức. Sự kiện diễn ra từ ngày 21-23/9 tại tỉnh Bình Dương.
Khai mạc Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ in thêu, sản phẩm và nguyên phụ liệu Dệt may tại Việt Nam - ITCPE - VietNam Texprint 2023. |
Theo ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa đuổi kịp với sự phát triển của ngành may xuất khẩu. Đặc biệt là các công đoạn dệt, nhuộm, in, hoàn tất vải đang là “nút thắt cổ chai” trong toàn bộ chuỗi sản xuất cung ứng hàng dệt may.
“Trong thời gian tới ngành dệt may tiếp tục được đánh giá có nhiều cơ hội phát triển bởi Việt Nam đang tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu... Để phát huy và đón đầu cơ hội, các doanh nghiệp dệt may cần tăng cường liên doanh liên kết, kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh việc đào tạo, nâng cao tay nghề và thu hút người lao động, nâng cao quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường, hoàn thiện chuỗi cung ứng dệt may theo tiêu chuẩn quốc tế”, ông Hùng chia sẻ.
ITCPE - VietNam Texprint 2023 được đánh giá là thời điểm thuận lợi để doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm đối tác, bạn hàng. |
Vì vậy, với việc ITCPE - VietNam Texprint 2023 quy tụ 200 gian hàng giới thiệu các sản phẩm, công nghệ tiên tiến nhất cho ngành công nghiệp in thêu, gia công trang phục, sản xuất vải, cung ứng sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may... được kỳ vọng sẽ thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp tại Bình Dương và các tỉnh thành lân cận như: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh…
Ngoài ra, hoạt động này được đánh giá là thời điểm thuận lợi để doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm đối tác, bạn hàng; tăng cường các mối quan hệ hợp tác đầu tư, kinh doanh trong chuỗi cung ứng; tăng cường hợp tác liên doanh liên kết, mở rộng thị trường; tiếp cận với công nghệ sản xuất và nguồn nguyên phụ liệu mới…
Bà Phan Thị Khánh Duyên, Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Dương thông tin, trong nhiều năm qua tỉnh đã hình thành và phát triển khu vực công nghiệp rộng lớn và thu hút hơn 4.000 doanh nghiệp FDIs cũng như phát triển hơn 44.000 doanh nghiệp SMEs đang hình thành và phát triển tại đây. Đặc biệt trong ngành dệt may, tỉnh Bình Dương là nơi thu hút các doanh nghiệp dệt may FDI cũng như trong nước gia công cho các sản phẩm ở nước ngoài đang hoạt động tích cực trên địa bàn tỉnh.
“Sau đại dịch Covid-19 và sự biến động của thị trường toàn cầu, dù các đơn hàng vẫn đang còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp dệt may, áp dụng các công nghệ in thêu vẫn tiếp tục tìm hướng đi riêng để phát triển thị trường, đặc biệt là chú trọng đi vào thị trường nội địa Việt Nam với quy mô 100 triệu dân”, bà Khánh Duyên chia sẻ.
-
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản -
Nhập khẩu gạo vọt lên 843 triệu USD, sắp vượt cả năm 2023 -
Thiếu doanh nghiệp trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh ngành nông nghiệp? -
Nguồn hàng vận chuyển tăng, Logistics Vicem (HTV) có lãi trở lại -
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
[Chùm ảnh] Doanh nghiệp thủy sản hoang tàn sau bão Yagi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam