
-
Lâm Đồng: Doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực cấp nước
-
Dự án hạ tầng giao thông TP.HCM: Kỳ vọng vào nhà đầu tư nước ngoài
-
Điệp khúc đội vốn tại nhiều dự án giao thông trọng điểm
-
Tập trung nâng cao năng suất lao động
-
Việt Nam thêm nhiều cơ hội đón dòng vốn FDI xanh -
Giao đầu mối nghiên cứu đầu tư nâng cấp "kênh đào Suez" của miền Tây vốn 2.276,68 tỷ đồng
Ngày 18/5, tại kỳ họp thứ 9 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Bình Dương khóa X đã thông qua Nghị quyết đầu tư các dự án hạ tầng kết nối vùng, trong đó có 2 tuyến cao tốc TP.HCM – Chơn Thành (Bình Phước) và đường Vành đai 4, TP.HCM (xây dựng thành đường cao tốc).
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo Nghị quyết được thông qua Dự án đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành sẽ nối từ TP.HCM đi qua Bình Dương đến Bình Phước.
Dự án có chiều dài 60,4 km, trong đó đoạn đi qua tỉnh Bình Dương dài khoảng 53,3 km. Dự án được xây dựng theo hình thức PPP loại hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
HĐND tỉnh Bình Dương thống nhất giải phóng mặt bằng theo quy hoạch lộ giới 60 m và đầu tư thành đường cao tốc với quy mô 6 làn xe cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp (bao gồm cả các nút giao).
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến là 16.196 tỷ đồng, trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng là 7.388 tỷ đồng, chi phí xây lắp là 8.808 tỷ đồng.
Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Bình Dương cũng thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM (đoạn từ cầu Thủ Biên đến sông Sài Gòn). Dự án có tổng chiều dài 47,8 km được xây dựng thành đường cao tốc với vận tốc thiết kế 100 km/h.
Dự án có tổng mức đầu tư 18.247 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức PPP loại hợp đồng BOT. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 đến năm 2026.
Phát biểu tại kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi yêu cầu UBND tỉnh, các sở ngành, huyện, thị xã tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đề nghị phấn đấu cuối năm 2023 hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng đường Quốc lộ 13, tháng 6/2023 khởi công đường Vành đai 3; cuối năm 2023 khởi công đường Vành đai 4. Đến đầu năm 2024 khởi công đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành.
Hiện nay, tỉnh Bình Dương đang dồn toàn lực cho đầu tư hạ tầng giao thông kết nối vùng. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 hoàn thiện một số tuyến cao tốc trên địa bàn tỉnh và đến năm 2030 phát triển đồng bộ hệ thống giao thông nội tỉnh và kết nối vùng với các loại hình giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.

-
Việt Nam thêm nhiều cơ hội đón dòng vốn FDI xanh -
Giao đầu mối nghiên cứu đầu tư nâng cấp "kênh đào Suez" của miền Tây vốn 2.276,68 tỷ đồng -
Bình Định đặt kỳ vọng tăng thu ngân sách từ Dự án Nhà máy Kurz Việt Nam -
Đã tìm được nhà đầu tư thực hiện cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
TP.HCM kiến nghị áp dụng cơ chế mua bán linh hoạt điện mặt trời mái nhà -
Quảng Ngãi lấy ý kiến góp ý đối với 2 đồ án lớn -
Công bố Quy hoạch tỉnh Bến Tre: Biến khát vọng “Đồng Khởi mới” thành hiện thực
-
1 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
2 “Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 5: Những thùng xốp chứa hàng triệu USD bẻ cong sự thật
-
3 Các tỉnh phía Nam đón “sóng” đầu tư mới từ Hoa Kỳ
-
4 Bức tranh đầu tư bất động sản dần sáng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/12
-
BAC A BANK tiếp tục giảm lãi vay, đồng hành cùng doanh nghiệp
-
Carlsberg Việt Nam - Doanh nghiệp lấy con người làm trọng tâm để phát triển
-
Phát động Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023
-
Chuẩn EU-GMP giúp doanh nghiệp dược có lợi thế xuất khẩu
-
Ra mắt GROHE SPA tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương: Trải nghiệm sức mạnh chữa lành của nước
-
HRC Hòa Phát đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe của thế giới