-
TP.HCM: Nỗ lực "mở toang cửa" thu hút dự án sản xuất thuốc chữa bệnh, vắc-xin, vật tư y tế -
Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 40B -
Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
Quảng Trị đề nghị cấp phép khai thác 21,52 triệu m3 cát tại Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Dự án khắc phục bão lũ làm 3 năm không xong: Xử lý nhà thầu thiếu tích cực -
Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ Singapore
Ảnh minh họa. |
UBND tỉnh Bình Dương vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị phương án, phương thức thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Chơn Thành.
Theo đó, UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị người đứng đầu Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền thực hiện đầu tư Dự án, đoạn từ đường vành đai 3 TP.HCM đến ranh tỉnh Bình Dương - Bình Phước dài 45,6km theo theo phương thức đầu tư công và phương thức đầu tư PPP.
Cụ thể, phần giải phóng mặt bằng có tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 7.388 tỷ đồng thực hiện theo phương thức đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ tỉnh Bình Dương theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 (dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng theo phương thức đầu tư công); phần xây dựng công trình có tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 8.808 tỷ đồng sẽ thực hiện theo phương thức đầu tư PPP.
Về phương án đầu tư, UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị đối với đoạn từ vành đai 3 đến cầu Khánh Vân (dài khoảng 7,7km) sẽ giữ nguyên hiện trạng đã được đầu tư thuộc dự án ĐT.743 và ĐT.747B, tổng bề rộng nền từ 36m - 38m (giữ quy hoạch với lộ giới 60m).
Đoạn từ Cầu Khánh Vân đến Chơn Thành (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài khoảng 45,6km, đoạn qua tỉnh Bình Phước dài khoảng 7,1km) sẽ giải phóng mặt bằng đảm bảo quy mô hoàn thiện cho tuyến với lộ giới 60m; đầu tư 4 làn xe cao tốc đầy đủ, có làn dừng khẩn cấp suốt tuyến (bố trí đoạn đường gom không liên tục, dài khoảng 9,15km).
UBND tỉnh Bình Dương cũng đề xuất Thủ tướng giao UBND tỉnh Bình Phước triển khai đầu tư đoạn qua địa bàn tỉnh (khoảng 7,1 km) bằng 1 dự án riêng theo phương thức đầu tư công, ngân sách trung ương hỗ trợ bố trí để đầu tư xây lắp và giải phóng mặt bằng đoạn này (sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 1.785 tỷ đồng; trong đó, giải phóng mặt bằng khoảng 400 tỷ đồng).
Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết là tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng hôm 13/2/2023 và với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng hôm 13/3/2023, UBND tỉnh Bình Dương đã báo cáo và đề xuất phương án, phương thức đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Chơn Thành và đã nhận được sự thống nhất cao của các bộ, ngành địa phương liên quan.
Trước đó, lãnh đạo Chính phủ đã có văn bản giao UBND tỉnh Bình Dương làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo Luật PPP, tạo tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch, góp phần kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Bình Dương với Bình Phước và với vùng Tây Nguyên.
Tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tổng chiều dài 68,7 km, bao gồm hai đoạn tuyến: đoạn tuyến nối cao tốc có điểm đầu (Km0+00 tại nút giao Gò Dưa (vành đai 2 TP.HCM), điểm cuối (Km8+600) tại nút giao An Phú (vành đai 3 TP.HCM) và đoạn tuyến cao tốc có điểm đầu (Km8+600, tại nút giao An Phú (vành đai 3 TP.HCM), điểm cuối (Km68 +700 giao Quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước).
Trong giai đoạn hoàn chỉnh, Dự án sẽ được đầu tư với quy mô 6 làn xe chạy suốt và 4 làn xe đô thị hai bên. Trong giai đoạn phân kỳ, Dự án sẽ đầu tư 8,6 km từ nút giao Gò Dưa đến nút giao An Phú (Tp HCM) theo quy mô 10 làn xe, nền đường rộng 64 m; đoạn còn lại sẽ đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m.
Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 là 24.274 tỷ đồng (chưa tính lãi vay), trong đó vốn Nhà nước tham gia 12.137 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư tư nhân là 12.138 tỷ đồng.
-
Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
Quảng Trị đề nghị cấp phép khai thác 21,52 triệu m3 cát tại Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Dự án khắc phục bão lũ làm 3 năm không xong: Xử lý nhà thầu thiếu tích cực -
Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ Singapore -
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm vùng ĐBSCL -
Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng