-
Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc) tìm hiểu đầu tư tại Quảng Ninh, Hải Phòng -
Hải Dương: Thêm 90 triệu USD vào Khu công nghiệp Đại An mở rộng -
Ngày 14/12, Bình Phước công bố quy hoạch và khởi công hàng loạt dự án quan trọng -
Quảng Trị chỉ đạo hỏa tốc bàn giao mặt bằng dự án sân bay 5.800 tỷ đồng -
Thành lập Khu Công nghệ cao Hà Nam -
Quảng Ngãi chi 130 tỷ đồng nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Ảnh minh họa. |
Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Tp.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo hình thức PPP.
Tuyến cao tốc Tp.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành có tổng chiều dài 68,7 km, bao gồm hai đoạn tuyến: đoạn tuyến nối cao tốc có điểm đầu (Km0+00 tại nút giao Gò Dưa (vành đai 2 Tp.HCM), điểm cuối (Km8+600) tại nút giao An Phú (vành đai 3 Tp.HCM) và đoạn tuyến cao tốc có điểm đầu (Km8+600_ tại nút giao An Phú (vành đai 3 Tp.HCM), điểm cuối (Km68 +700 giao Quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước).
Theo đề xuất của đơn vị nghiên cứu, từ nút giao Gò Dưa (Km0+00), tuyến đường thuộc Dự án sẽ đi dọc theo Tỉnh lộ 43 (thuộc Tp. Thủ Đức) khoảng 800m, rồi rẽ phải theo ĐT.743B, ĐT.743A, ĐT.747B tới Km16+00 (trước cầu Khánh Vân) tuyến chuyển hướng rẽ trái tách khỏi đường hiện tại và đi men theo Suối Cái và song song với ĐH.409, tuyến cắt ĐT.747A tại Cổng Xanh, sau đó tuyến đi song song với ĐT.741 lên xã An Long huyện Phú Giáo (Bình Dương) rồi đi thẳng lên phía Bắc giáp phía Đông KCN Becamex Bình Phước để kết nối với Quốc lộ 14.
Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, tính đến ngày 12/7, UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản thống nhất phương án tuyến trên. Đối với các đoạn qua địa phận Tp. HCM và tỉnh Bình Dương, hai địa phương nói trên chưa có văn bản thống nhất hướng tuyến của địa phương như đề xuất của Bộ GTVT. Hiện các Sở GTVT địa phương đã có văn bản báo cáo đề xuất gửi UBND các tỉnh, thành phố về phương án tuyến.
Trong giai đoạn hoàn chỉnh, Dự án sẽ được đầu tư với quy mô 6 làn xe chạy suốt và 4 làn xe đô thị hai bên. Trong giai đoạn 1, Dự án sẽ đầu tư 8,6 km từ nút giao Gò Dưa đến nút giao An Phú (Tp.HCM) theo quy mô 10 làn xe, nền đường rộng 64 m; đoạn còn lại sẽ đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17 m.
Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 là 24.274 tỷ đồng (chưa tính lãi vay), trong đó vốn Nhà nước tham gia 12.137 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư tư nhân là 12.138 tỷ đồng.
Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước khó khăn, thực hiện đúng chủ trương của Đảng về khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đề nghị triển khai Dự án theo đúng quy định tại Luật PPP, mức vốn nhà nước không quá 50% tổng mức đầu tư. Nếu được thông qua, Dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025.
Tuyến đường cao tốc đoạn Tp.HCM -Thủ Dầu Một-Chơn Thành thuộc Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh. Đoạn tuyến cũng được xác định trong mạng lưới hệ thống đường cao tốc trong Quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016.
Khi hoàn thành, Dự án sẽ từng bước hoàn thiện quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam và quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh, kết nối Tp.HCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tây Nguyên, đáp ứng nhu cầu vận tải khu vực cửa ngõ Tp.HCM, chia sẻ lưu lượng các phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 13, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong khu vực dự án nói chung và Tp.HCM và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước nói riêng.
Vào tháng 11/2020, UBND tỉnh Bình Phước đã có tờ trình số 144/TTr – UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giao cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kêu gọi đầu tư Dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo hình thức PPP.
Cụ thể, UBND tỉnh Bình Phước muốn người đứng đầu Chính phủ xem xét, chấp thuận giao cho tỉnh này làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chủ động phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai các thủ tục của pháp luật kêu gọi đầu tư đường cao tốc Tp.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (có sự hỗ trợ của Nhà nước).
Hiện tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đang được Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
-
Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 4: Định lượng rõ mục tiêu cho mũi đột phá hạ tầng -
Hải Dương: Thêm 90 triệu USD vào Khu công nghiệp Đại An mở rộng -
Ngày 14/12, Bình Phước công bố quy hoạch và khởi công hàng loạt dự án quan trọng -
Quảng Trị chỉ đạo hỏa tốc bàn giao mặt bằng dự án sân bay 5.800 tỷ đồng
-
Thành lập Khu Công nghệ cao Hà Nam -
Quảng Ngãi chi 130 tỷ đồng nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh -
Nghiên cứu tối ưu hóa vị trí nhà ga của tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành -
Khu thương mại tự do Đà Nẵng được bố trí tại 10 vị trí không liền kề -
Đà Nẵng cần bao nhiêu vốn để xây Khu thương mại tự do? -
Khai trương Công viên Logistics đầu tiên, hiện đại nhất Việt Nam -
Thêm dự án Khu dân cư tại huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/12 -
2 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
3 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
4 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12
- Heineken Việt Nam cùng hành trình Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn
- Hành trình Heineken Việt Nam cùng miền Bắc khắc phục hậu quả bão Yagi
- PJICO tham dự Ngày hội “Hành trình nghề nghiệp và Kết nối việc làm” năm 2024
- Nhà thông minh biết nói Comfee: Bước tiến mới về công nghệ gia dụng
- Agribank dành hơn 14 tỷ đồng tặng khách hàng tham gia chương trình “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
- Larue tiếp tục hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân Tiền Giang