
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do
-
Động lực giải ngân đại dự án
-
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025
![]() |
Một đoạn đường Quốc lộ 14 qua TP.Đồng Xoài |
UBND tỉnh Bình Phước vừa có tờ trình số 144/TTr – UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giao cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kêu gọi đầu tư Dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo hình thức PPP.
Theo đó, UBND tỉnh Bình Phước muốn người đứng đầu Chính phủ xem xét, chấp thuận giao cho tỉnh này làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chủ động phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai các thủ tục của pháp luật kêu gọi đầu tư đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (có sự hỗ trợ của Nhà nước).
Trong tờ trình 144, ông Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, Bình Phước là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng tam giác phát triển C-L-V; là cửa ngõ giao thương kết nối các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh đồng thời có hơn 260 km đường biên giới tiếp giáp với Campuchia. Tuy nhiên, hệ thống giao thông của tỉnh hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, các tuyến giao thông kết nối liên kết vùng, khu vực vẫn còn hạn chế.
Theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành được quy hoạch đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030. Nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, qua đó đẩy mạnh thu hút đầu tư trên địa bàn, theo UBND tỉnh Bình Phước, việc đầu tư TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành là rất cần thiết và cấp bách.
Điều đáng nói là tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đang được Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cùng đơn vị tư vấn thiết kế đang làm việc với các địa phương để rà soát hướng tuyến của tuyến đường.
Theo đó, đơn vị tư vấn đang cân nhắc 3 phương án đầu tư Dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Phương án 1, tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành đi theo hướng tuyến của của đường Mỹ Phước – Tân Vạn, có chiều dài 55,6 km, tổng mức đầu tư 33.000 tỷ đồng. Phương án 2, tuyến có điểm đầu tại nút giao An Phú, điểm cuối tại Chơn Thành, đi theo Tỉnh lộ 743, 745, có tổng mức đầu tư khoảng 27.500 tỷ đồng. Phương án 3, tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành, đi trùng theo hành lang đường sắt quy hoạch TP.HCM – Lộc Ninh, có chiều dài 55,9 km, tổng mức đầu tư 21.600 tỷ đồng.

-
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án -
Tập đoàn Trung Nam hợp tác cùng Power China sản xuất trụ, cánh điện gió tại Ninh Thuận -
Kỳ vọng chính sách “khoán 10” trong đầu tư đường sắt
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới