
-
Danh mục 41 dự án TP.HCM kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP
-
Đà Nẵng nghiên cứu tiền khả thi Dự án Di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị
-
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư một lần cho toàn bộ khu cảng Dự án Cảng Liên Chiểu
-
Đề xuất điều chỉnh mức đầu tư Dự án Cầu Trà Khúc 1 không quá 2.199 tỷ đồng
-
Cần Thơ ban hành Danh mục 56 dự án thu hút đầu tư -
Tháng cuối năm, TP.HCM phấn đấu giải ngân trên 80% với những dự án đầu tư công lớn
![]() |
. |
Tăng tốc mặt bằng
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, trên địa bàn tỉnh có hai tuyến cao tốc là Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo, trong đó, đoạn Nha Trang - Cam Lâm đã phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ đối với 2.353 trường hợp đã đạt gần 76% và đã giải ngân cho giải phóng mặt bằng được hơn 500 tỷ đồng.
Đối với đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo, cơ quan chức năng đã hoàn thành việc phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ cho hơn 100 trường hợp; giải ngân cho công tác giải phóng mặt bằng được gần 30 tỷ đồng và đã triển khai 6/7 khu tái định cư (TĐC) phục vụ dự án.
Theo quy hoạch, Dự án xây dựng cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo tuyến có chiều dài 104 km, quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 - 120 km/h, chiều rộng nền đường 32 - 33 m.
Theo thống kê của UBND tỉnh Khánh Hòa, các khu TĐC đã hoàn thành từ 85 - 90% khối lượng công việc, riêng khu TĐC Suối Tiên (huyện Diên Khánh) cơ bản đã hoàn thành. UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Cam Ranh đẩy nhanh tiến độ thi công, nhưng phải đảm bảo chất lượng công trình các khu TĐC và phải đặc biệt quan tâm đến việc xây nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi Dự án.
Tối ưu hướng tuyến
Bên cạnh tuyến cao tốc Nha Trang - Vĩnh Hảo đang được giải phóng mặt bằng, đoạn Quảng Ngãi - Bình Định (chiều dài khoảng 170 km) cũng đã được định hướng đầu tư trong giai đoạn năm 2020 - 2025. Hiện nay, việc xác định hướng tuyến của đoạn tuyến này đang được các đơn vị liên quan của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) phối hợp với chính quyền địa phương có dự án đi qua khảo sát hướng tuyến để trình cấp có thẩm quyền.
Theo Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 2 (Bộ GTVT) Bùi Văn Rạng, để có cơ sở triển khai dự án và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc đoạn Quảng Ngãi - Quy Nhơn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, Ban Quản lý dự án 2 đã phối hợp cùng Sở Giao thông - Vận tải Bình Định và UBND các huyện có dự án đi qua khảo sát toàn tuyến.
Sau khi xem xét, phía địa phương có ý kiến đoạn qua các huyện Phù Cát, Tây Sơn, Thị xã An Nhơn đề nghị điều chỉnh hướng tuyến và điểm cuối. Theo đó, hướng đi sát và cùng hành lang tuyến với tuyến đường sắt tốc độ cao (đã được UBND tỉnh Bình Định thỏa thuận cùng dự án đường sắt tốc độ cao) hướng tuyến đi qua huyện Tuy Phước, TP. Quy Nhơn và kết thúc tại hầm Cù Mông nhằm kết nối đồng bộ các tuyến đường từ trung tâm TP. Quy Nhơn vào đường cao tốc để tăng hiệu quả khai thác.
Đối với đoạn tuyến này, UBND tỉnh Bình Định đã từng đề xuất để địa phương được đảm nhiệm vai trò chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong công văn vừa gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Bình Định, Bộ GTVT cho biết, từ tháng 10/2019, bộ này đã giao nhiệm vụ cho các Ban Quản lý dự án trực thuộc Bộ tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc các đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn và Quy Nhơn - Tuy Hòa thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT.
Cũng theo Bộ GTVT, Nghị quyết số 52/2017/QH14, Quốc hội đã giao Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc triển khai tiếp các đoạn tiếp theo trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Bộ GTVT giao các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để làm cơ sở báo cáo Chính phủ trình Quốc hội trong thời gian tới theo quy định tại Điều 23, Luật Đầu tư công.
Đoạn tuyến này, được dự kiến đầu tư theo hình thức PPP có phần vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 14.045 tỷ đồng. Theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công đây là dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, Bộ GTVT là chủ đầu tư hoặc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Ngoài ra, một lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, nếu UBND tỉnh Bình Định thay thế Bộ GTVT làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Dự án, phần vốn ngân sách hỗ trợ phải sử dụng ngân sách địa phương - đây sẽ là điều khó khăn đối với tỉnh Bình Định. Đồng thời, dự án là một phần của đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có tính chất kỹ thuật phức tạp và mang tính đồng bộ trên toàn tuyến, đặc biệt, hệ thống giao thông thông minh (ITS), thu phí phải kết nối thống nhất trên toàn tuyến, nên việc tách các dự án độc lập để giao cho các chủ đầu tư khác nhau thực hiện sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

-
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư một lần cho toàn bộ khu cảng Dự án Cảng Liên Chiểu -
Đề xuất điều chỉnh mức đầu tư Dự án Cầu Trà Khúc 1 không quá 2.199 tỷ đồng -
Nhà đầu tư tha thiết với điện gió ngoài khơi -
Cần Thơ ban hành Danh mục 56 dự án thu hút đầu tư -
Tháng cuối năm, TP.HCM phấn đấu giải ngân trên 80% với những dự án đầu tư công lớn -
Khánh Hòa đề xuất đầu tư dự án đường ven biển hơn 2.031 tỷ đồng -
Hé lộ thông tin mới về Dự án Sân bay Đất Đỏ trị giá 3.305 tỷ đồng
-
1 Thống đốc: Sẽ cân nhắc việc bỏ room tín dụng hay không
-
2 Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn trong cảnh “sống mòn”
-
3 Chính thức khởi động Dự án Cảng hàng không Quảng Trị vào ngày 15/12
-
4 Chốt phương án đầu tư BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trị giá 11.179 tỷ đồng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/12
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023
-
Tập đoàn Sao Đỏ và Bảo Long Solar hợp tác đầu tư điện mặt trời áp mái