-
Sau gặp mặt doanh nghiệp, Chủ tịch Ninh Thuận chỉ đạo xử lý dứt điểm loạt kiến nghị -
Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng thêm 81 tỷ USD -
Vietjet tham dự triển lãm công nghệ lớn nhất của cộng đồng Pháp ngữ tại Paris -
Tăng giá trị thương hiệu nhờ làm gia công cho khối ngoại -
Vietnam Airlines hợp tác Safran Seats bảo dưỡng và nâng cấp máy bay -
Chưa thực hiện tiến độ theo cam kết, Công ty Nicotex bị “nắn gân”
Quý II/2020, Biwase đạt lợi nhuận sau thuế 117,6 tỷ đồng, tăng 12,76% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: D.T |
Chân dung các dự án lớn
Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE, sàn HoSE) dự kiến phát hành ra công chúng 37,5 triệu cổ phiếu, tương ứng 375 tỷ đồng tính theo mệnh giá. Mục đích của đợt chào bán là bù đắp vốn lưu động đã và sẽ sử dụng đầu tư một số dự án của Công ty.
Nhìn vào hoạt động đầu tư của Biwase, có thể thấy, nhu cầu cần có dòng tiền phục vụ đầu tư là khá cấp thiết. Tổng vốn đầu tư cần thiết cho 9 dự án hiện tại của Biwase lên tới khoảng 2.544 tỷ đồng, trong đó 4 dự án cấp nước đã phải tiêu tốn số tiền lên tới 1.718 tỷ đồng.
Riêng Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy nước Tân Hiệp mở rộng, công suất 100.000 m3/ngày đêm cần đến 1.129 tỷ đồng. Dự án này có hạng mục chính là Trạm bơm nước thô giá trị 121 tỷ đồng, nhà thầu đã hoàn tất và bàn giao công trình, đưa vào sử dụng. Hạng mục thứ hai là tuyến ống nước thô giá trị 305 tỷ đồng, đã thi công đạt khoảng 100%. Một hạng mục lớn khác chưa hoàn thành là xây dựng nhà máy xử lý nước trị giá 318 tỷ đồng, hiện thi công đạt khoảng 48%, dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2020.
Trong các dự án cấp nước, còn có các dự án đầu tư mở rộng Nhà máy nước Nam Tân Uyên, Nhà máy nước Uyên Hưng và Hệ thống cấp nước Chơn Thành (Khu liên hợp - công nghiệp và đô thị Becamex Bình Phước và vùng lân cận).
Ngoài các dự án cấp nước, Biwase cũng đang theo đuổi các dự án xử lý rác thải, với 4 dự án có tổng giá trị đầu tư 835,6 tỷ đồng. Trong các dự án xử lý rác thải, đáng chú ý là Dự án Đầu tư nâng công xuất xử lý rác sinh hoạt thành phân compost, công suất tăng thêm 840 tấn/ngày, giá trị đầu tư khoảng 373 tỷ đồng.
Ngoài ra, một số dự án khác có giá trị đầu tư nhỏ hơn, gồm Dự án công trình Lò đốt rác công suất 840 kg/giờ (giá trị đầu tư khoảng 284 tỷ đồng); Dự án Bể ủ thu hồi khí kết hợp phát điện số 4B (giá trị đầu tư khoảng 49,5 tỷ đồng) và Dự án Đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tân Long 400 ha tại xã Tân Long, huyện Phú Giáo (tổng kinh phí khoảng 250 tỷ đồng).
Trong khi đó, không thuộc lĩnh vực chủ chốt là Dự án Xây dựng khu nhà ở xã hội 12 tầng (An Phú) với tổng giá trị đầu tư 207 tỷ đồng.
Những “điểm gợn” tài chính
Quý II/2020, Biwase đạt lợi nhuận sau thuế 117,6 tỷ đồng, tăng 12,76% so với cùng kỳ năm trước. Điều này có được nhờ doanh thu thuần tăng 7,94%, trong khi giá vốn hàng bán giảm nhẹ 0,8%, khiến lợi nhuận gộp tăng 22,2% so với cùng kỳ.
Trong văn bản giải trình, ông Trần Chiến Công, Tổng giám đốc Công ty cho biết, tốc độ đô thị hóa và động thái chủ động khai thác khách hàng mới khiến số lượng khách hàng đấu nối sử dụng nước tăng cao. Theo đó, tổng sản lượng nước tiêu thụ trong quý II/2020 là 40,73 triệu m3, tăng 1,34 triệu m3 so với cùng kỳ 2019.
Kinh doanh là vậy, nhưng hoạt động tài chính của Biwase có những “điểm gợn” làm giảm hiệu quả chung. Do biến động chung của thị trường chứng khoán, Biwase đã phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn, với số tiền 30 tỷ đồng. Đây cũng là nguyên nhân chính đẩy chi phí tài chính trong kỳ của Biwase tăng thêm tới 44 tỷ đồng.
So với đầu năm 2020, tổng giá trị đầu tư tài chính dài hạn của Biwase đã tăng từ 679,8 tỷ đồng lên 713 tỷ đồng. Tuy con số đầu tư tài chính dài hạn tăng không quá nhiều, khoảng 4,9%, nhưng tốc độ tăng của phần trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn lại khá nhanh, tăng 45%.
Những khoản đầu tư làm “bốc hơi” vốn đáng kể nhất phải kể đến là khoản đầu tư 213,8 tỷ đồng vào Tổng công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương (phải trích lập dự phòng 53,1 tỷ đồng) và khoản đầu tư 18,4 tỷ đồng vào Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (phải trích lập dự phòng 8,2 tỷ đồng).
Ngoài ra, nợ phải trả cũng có xu hướng tăng, với mức tăng khoảng 10% trong nửa năm qua. Tổng nợ đến giữa năm 2020 đã là 4.413,3 tỷ đồng, lớn gấp gần 1,9 lần vốn chủ sở hữu.
Quy mô nợ phải trả tăng có phần đóng góp lớn từ việc gia tăng vay tài chính của Công ty. Theo đó, vay và nợ thuê tài chính từ đầu năm đến cuối tháng 6 đã tăng từ mức 870 tỷ đồng lên 1.053,7 tỷ đồng; vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng từ 1.788,3 tỷ đồng lên 2.061,3 tỷ đồng.
-
Chuyện gia tăng tỷ lệ nội địa hóa từ những doanh nghiệp đầu tàu -
Vietnam Airlines hợp tác Safran Seats bảo dưỡng và nâng cấp máy bay -
Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mở cửa cho doanh nghiệp cơ khí Việt -
Chưa thực hiện tiến độ theo cam kết, Công ty Nicotex bị “nắn gân” -
Giá cước hàng hoá bằng đường biển từ Việt Nam đi châu Mỹ vẫn đang xu hướng giảm -
Vietjet và Castlelake thỏa thuận thu xếp tài chính mua Airbus; Chuyển giao quyền lực tại Hà Đô; Đồng Tâm Group lại muốn tăng vốn -
Doanh nghiệp đăng ký mới giảm ở các tỉnh chịu thiệt hại trực tiếp từ bão Yagi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/10 -
2 Bắt đầu thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam -
3 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: Hướng tới quy mô GDP Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới -
4 Bão Yagi để lại "vết hằn" trong GDP quý III/2024 -
5 Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mở cửa cho doanh nghiệp cơ khí Việt
- Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024