-
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam
Trước đó, 14/9, trong phiên họp cho ý kiến về Dự thảo Luật Quản lý ngoại thương, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bày tỏ sự băn khoăn về số lượng giấy phép trong Dự thảo Luật này.
Ông Phùng Quốc Hiển, Phó chủ tịch Quốc hội đã phát hiện có trên 10 loại giấy phép các loại. Giấy phép đồng nghĩa với hạn chế quyền tự do kinh doanh đã được hiến định. Vì vậy, theo ông Hiển phải rà soát lại, nếu không Luật quản lý ngoại thương sẽ trở thành lực cản phát triển sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu.
Quốc hội sẽ cho ý kiến về Dự thảo Luật Quản lý Ngoại thương. |
Ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp cũng cho rằng có nhiều thủ tục hành chính, cụ thể đã liệt kê ra 13 loại Giấy phép trong Dự thảo Luật Quản lý Ngoại thương như sau:
- Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 28, 29, 31);
- Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Điều 32, 33, Khoản 1 Điều 34);
- Chấp thuận cho thương nhân tham gia tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Khoản 2 Điều 34);
- Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (Điều 36, 37, 38);
- Cấp giấy phép tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu (Điều 40, 41);
- Cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa (Điều 42);
- Cấp giấy phép tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh (Khoản 1 Điều 43);
- Gia hạn thời gian quá cảnh đối với trường hợp do Bộ Công Thương chấp thuận (Khoản 1, Khoản 2 Điều 42 và khoản 2 Điều 45);
- Cấp phép mở đại lý mua, bán hàng hóa tại nước ngoài (Điều 47);
- Cấp phép gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài đối trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép (Điều 49);
- Chấp thuận việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không vì mục đích thương mại đối với trường hợp phải được Bộ Công Thương cho phép (Khoản 3 Điều 52);
- Cấp giấy phép thành lập tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài (Khoản 3 Điều 109);
- Cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại của nước ngoài tại Việt Nam (Khoản 3 Điều 110).
"Hội đồng thẩm định đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá tác động của các thủ tục hành chính nêu trên đảm bảo phục vụ thiết thực cho việc thiết kế, soạn thảo thủ tục hành chính và bổ sung bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính vào hồ sơ trình Chính phủ", báo cáo Thẩm định của Bộ Tư pháp đề nghị.
Theo giải trình của Bộ Công thương, các thủ tục hành chính quy định tại Luật này không phát sinh mới so với hiện hành. Tất cả các thủ tục hành chính nêu tại Dự thảo Luật đã được quy định tại văn bản pháp luật hiện hành và đã được các Bộ, ngành cơ quan liên quan công bố trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
"Ngược lại, Dự thảo Luật đã giảm nhiều thủ tục hành chính so với quy định hiện hành như các thủ tục hành chính phải tuân thủ của doanh nghiệp hoạt động trong khu hải quan riêng", Bộ Công thương khẳng định.
Theo thuyết minh của Bộ công thương, Dự án Luật phân biệt rõ giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu (bao gồm giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động và không tự động và giấy phép khác do cơ quan có thẩm quyền cấp) mà doanh nghiệp phải có khi làm thủ tục thông quan hàng hóa với các điều kiện (không phải là giấy phép) mà doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.
Hàng hóa phải thực hiện quản lý xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép là các loại hàng hóa phải đáp ứng một số các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng và các loại giấy tờ, hồ sơ khác, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận, cho phép bằng văn bản việc đáp ứng đủ điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu.
Về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Điều 29 Dự án Luật đã nêu rõ nguyên tắc bao gồm đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan quản lý nhà nước và của thương nhân và phải tuân thủ trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép theo Quy chế của Thủ tướng Chính phủ ban hành. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg về ban hành Quy chế cấp phép nhập khẩu hàng hóa.
Hoạt động quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện khi việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó có liên quan đến lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Như vậy, trên cơ sở các nguyên tắc nói trên, Điều 31 Dự án Luật quy định giao Chính phủ quy định Danh mục rõ giấy phép, điều kiện nào gắn với hàng hóa nào, phương thức điều hành (cấp phép, không cần giấy phép…) và các văn bản pháp luật có liên quan quy định các giấy phép, điều kiện đó.
-
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA)
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo