
-
Khát vọng đưa khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước
-
EVN và chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp bàn cách gỡ vướng hợp đồng mua bán điện
-
Sở hữu nhà chung cư: Bắt đúng "bệnh" để có đối sách phù hợp
-
Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Nể nang trong giải quyết án hành chính là có thật
-
Đằng sau các cuộc đối thoại -
Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp "không mặn mà" đàm phán giá điện
![]() |
Xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng trở lại trong tháng 1/2023, đạt 4,45 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ. |
Theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam đã ký kết một số văn kiện tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại và đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa với một số đối tác Trung Quốc.
Trong đó, có Bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về việc tăng cường hợp tác đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa Việt – Trung; Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại…
Bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa Việt – Trung là văn kiện quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt - Trung phát triển ổn định, cân bằng và bền vững, là cơ sở thúc đẩy triển khai các biện pháp nhằm duy trì thông suốt, tránh làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa và các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại song phương.
Bản ghi nhớ gồm 06 Điều với các nội dung về Nguyên tắc hợp tác; Mục tiêu hợp tác; Nội dung hợp tác; Cơ chế triển khai; Sửa đổi, bổ sung và giải quyết tranh chấp; Hiệu lực.
Trong đó, 2 bên tiếp tục tận dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác sẵn có do hai Bên là đầu mối để trao đổi kịp thời các biện pháp đảm bảo duy trì thông suốt, tránh làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa và các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại song phương.
Trong trường hợp chuỗi cung ứng hàng hóa giữa hai nước bị gián đoạn hoặc có nguy cơ bị gián đoạn, hai bên khẩn trương trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp hoặc điều phối các Bộ, ngành, địa phương liên quan (nếu cần) triển khai các biện pháp cần thiết nhằm khôi phục chuỗi cung ứng hàng hóa giữa hai nước trong thời gian sớm nhất.
Thúc đẩy đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, tối ưu hóa các biện pháp phòng chống dịch bệnh và ứng phó với các sự cố tại các cửa khẩu biên giới giữa hai nước và các cảng đến khác.
Điều phối, thúc đẩy các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt giữa hai nước, trong đó bao gồm hàng hóa Việt Nam vận chuyển quá cảnh đường sắt Trung Quốc xuất khẩu đi nước thứ ba.
Đối với Bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương Việt Nam và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, hai Bên nhất trí triển khai hợp tác trong 04 lĩnh vực chính bao gồm Thương mại và thuận lợi hóa thương mại; Xúc tiến thương mại; Hợp tác đầu tư; Liên thông liên kết.
Hai bên sẽ cùng thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và kết nối giữa các cửa khẩu và các khu (điểm) chợ biên giới Việt Nam – Trung Quốc (Vân Nam) nhằm đảm bảo cho hoạt động thương mại và thông quan giữa hai nước được duy trì thông suốt, thuận lợi.
Phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và thông quan nông sản, thực phẩm của hai Bên qua cửa khẩu biên giới trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi; thúc đẩy các lực lượng chức năng tại cửa khẩu biên giới hai nước tăng cường trao đổi, phối hợp trong công tác vận hành cửa khẩu.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt của Việt Nam qua Vân Nam đi các địa phương khác của Trung Quốc hoặc quá cảnh Trung Quốc đi các nước châu Á, châu Âu và hàng hóa từ Vân Nam quá cảnh Việt Nam đi các nước ASEAN.
Năm 2022, dù chịu nhiều tác động từ chính sách Zero covid của Trung Quốc nhưng thương mại 2 chiều Việt - Trung vẫn đạt hơn 177 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2022 đạt hơn 57,7 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu từ Trung Quốc 119,3 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ.
Tháng 1/2023, với chính sách mở cửa trở lại của Trung Quốc, xuất khẩu sang thị trường này đã phục hồi trở lại, với kim ngạch xuất khẩu tăng 14% so với cùng kỳ, đạt 4,45 tỷ USD.

-
Khát vọng đưa khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước
-
EVN và chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp bàn cách gỡ vướng hợp đồng mua bán điện
-
Nghiêm trị tham nhũng, nhưng cần nhân văn với người rủi ro để ổn định, phát triển
-
Chánh án Nguyễn Hoà Bình "nợ" câu trả lời về bản án chênh lệch trên 1.600 tỷ đồng
-
Tăng nghĩa vụ giải trình sẽ thu hồi tài sản tham nhũng nhiều hơn -
Sở hữu nhà chung cư: Bắt đúng "bệnh" để có đối sách phù hợp -
Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Nể nang trong giải quyết án hành chính là có thật -
Đằng sau các cuộc đối thoại -
Tập trung chất vấn giải pháp nâng cao chất lượng xét xử án kinh tế, tham nhũng -
Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường giám sát hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp -
Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp "không mặn mà" đàm phán giá điện
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/3
-
2 Hoán đổi nợ trái phiếu sang tài sản khác: Quyền đương nhiên của trái chủ
-
3 Dự án Khu dịch vụ chất lượng cao, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi: “Làm xiếc” trên đất công sản
-
4 Các doanh nghiệp nước ngoài đặt câu hỏi về tác động của thuế tối thiểu toàn cầu
-
5 Tiếp tục gỡ vướng thiếu thiết bị, vật tư y tế
-
SABECO và Bia Saigon khẳng định cam kết thúc đẩy sự phát triển của thể thao Việt Nam
-
BIDV đồng hành tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam năm 2023
-
Công ty AseanWindow sở hữu bộ cửa lùa nhôm kính lớn nhất Việt Nam
-
Đội nữ Biwase đoạt chức vô định Giải đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương-Cúp Biwase 2023
-
Vedan Việt Nam nhận giải Rồng Vàng 2023
-
BamBoo Airway chính thức mở đường bay kết nối Thủ đô Hà Nội và Cà Mau