
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ
-
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam
|
|
Bộ Công thương tiến hành rà soát thêm nhà xuất khẩu sản phẩm plastic. |
Bộ Công thương vừa ban hành quyết định về việc rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm plastic.
Trước đó, trung tuần tháng 7/2022, Bộ này đã ban hành Quyết định số 1403/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia (mã vụ việc AD07).
Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá là một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen có độ dày từ 10 micron – 80 micron và độ rộng từ 115 mm – 7800mm, được phân loại theo các mã HS 3920.20.10 và 3920.20.91.
Cụ thể, đối với các công ty của Malaysia, mức thuế được áp dụng ở mức từ 18,87 - 23,42%. Các công ty của Thái Lan là từ 17,3 - 20,35% và các công ty của Trung Quốc là từ 9,45 - 23,71%.
Đến tháng 8 năm 2022, Cục Phòng vệ thương mại nhận được Hồ sơ đề nghị rà soát thuế chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu mới của Công ty SRF Industries (Thailand) Limited (SRF Thái Lan).
Trên cơ sở Hồ sơ yêu cầu, Cục Cục Phòng vệ thương mại đã tiến hành thẩm định và có các công văn yêu cầu bổ sung, làm rõ một số thông tin, nội dung về căn cứ rà soát nhà xuất khẩu mới của công ty.
Căn cứ quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 2400/QĐ-BCT về việc rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.
Vào tháng 4/2019, Cơ quan điều tra tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm màng Biaxial Oriented Polypropylene nhập khẩu từ 3 thị trường nêu trên từ các công ty đại diện cho ngành sản xuất trong nước. Việc điều tra được thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan.
Kết quả điều tra, đánh giá cho thấy ngành sản xuất sản phẩm màng BOPP trong nước đã và đang chịu thiệt hại đáng kể, thể hiện ở các yếu tố như sự sụt giảm nghiêm trọng của lượng hàng bán, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, công suất sản xuất.
Đến ngày 18/3/2020, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 880/QĐ-BTC về việc áp dụng thuế CBPG tạm thời đối với màng BOPP.
Ngày 20/7/2020, Bộ Công thương đã có quyết định về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.

-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu -
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric -
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế