-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh
-
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình
![]() |
Phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng chống bán phá giá tháp điện gió nhập khẩu sẽ diễn ra vào 22/8 tới đây. |
Nguồn tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), căn cứ một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra sẽ tổ chức buổi tham vấn công khai trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Trung Quốc.
Thời gian tổ chức từ 09h00-12h00, thứ Năm, ngày 22/8/2024 (theo giờ Hà Nội), tại phòng họp 301 - 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hình thức tổ chức gồm trực tiếp và trực tuyến.
Ngôn ngữ sử dụng tại phiên tham vấn là tiếng Việt. Các bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết khác, tuy nhiên phải có phiên dịch từ ngôn ngữ đó sang tiếng Việt. Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do các bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Các bên liên quan phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.
Thời hạn gửi đăng ký tham gia buổi tham vấn trước 17h00, ngày 14/8/2024 (theo giờ Hà Nội). Thời hạn gửi nội dung tham vấn trước 17h00, ngày 14/8/2024 (nếu có).
Trước đó, ngày 25/9/2023, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 2494/QĐ-BCT điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió từ Trung Quốc được phân loại theo các mã HS: 7308.20.11 và 7308.20.19.
Trong trường hợp được nhập khẩu như là một bộ phận của tổ máy phát điện chạy bằng sức gió thì được phân loại theo mã HS 8502.31.10 và 8502.31.20.
Quyết định tiến hành điều tra được ban hành căn cứ theo kết quả thẩm định theo quy định của pháp luật phòng vệ thương mại đối với Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp CBPG được nộp hoàn thiện ngày 25/7/2023, bởi các doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất trong nước gồm: Công ty TNHH CS WIND Việt Nam; Công ty TNHH Năng lượng xanh và Tái tạo Phương Nam.
Ngành sản xuất trong nước đã cáo buộc các sản phẩm tháp điện gió từ Trung Quốc đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam và hành vi bán phá giá này đang gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Việc tổ chức tham vấn công khai để các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm về vụ việc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.
-
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình -
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến -
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ -
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết hợp tác toàn diện với Ngân hàng MB
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
-
Ngân Tín Group: Kiên định mục tiêu, vững vàng vượt thử thách
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Bình Dương: Điểm sáng tăng trưởng bất động sản vùng lân cận TP.HCM