-
Loạt “đại gia” công nghệ dốc vốn vào Việt Nam -
Quy hoạch tổ hợp đa ngành tại khu vực Sân bay Quảng Trị -
Hiệu chỉnh kịch bản đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế 2025? -
Hải Phòng, Quảng Ninh thu hút 7,82 tỷ USD vốn FDI -
Đề xuất nâng công suất Nhà máy thủy điện Đăk Sa lên 4MW
Một đoạn cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được triển khai theo hình thức PPP. |
Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa bắt đầu xin ý kiến về Dự thảo Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 22/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT.
Cụ thể, Bộ GTVT sẽ xem xét đổi tên Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư, đồng thời kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ của Cục này để bảo đảm bao quát toàn bộ các nhiệm vụ về đầu tư theo hình thức PPP cho phù hợp với pháp luật hiện hành, bối cảnh hiện tại và xu hướng tương lai.
Cục Quản lý công tư (tên tiếng Anh: Public Private Management Authority) sẽ là tổ chức trực thuộc Bộ GTVT thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ GTVT quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đầu tư, xây dựng và khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo phương thức PPP, các hình thức đầu tư khác sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước trong phạm vi cả nước.
Cục Quản lý đầu tư công tư dự kiến có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại TP. Hà Nội, bao gồm: Văn phòng; Phòng Pháp chế - Đấu thầu; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Quản lý xây dựng; Phòng Quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; Phòng Kỹ thuật, công nghệ và xúc tiến đầu tư; Chi cục miền Bắc; Chi cục miền Trung; Chi cục miền Nam.
Được biết, đặc thù của ngành GTVT là nhu cầu và tiềm năng về huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư, phát triển 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không) rất lớn.
Tuy nhiên, với cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thuộc Bộ GTVT như hiện nay, để thực hiện thành công nhiệm vụ huy động ngoài ngân sách theo kế hoạch là rất khó khả thi.
Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, cần phải đầu tư vào những ngành, lĩnh vực trọng yếu của đất nước, trong khi đó việc huy động nguồn lực ngoài nhà nước để đầu tư xây dựng, khai thác 5 lĩnh vực của ngành GTVT là rất cần thiết.
Vì vậy, rất cần một cơ quan trực thuộc Bộ ở mô hình cấp cục tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ GTVT quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đầu tư, xây dựng và khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo phương thức PPP, các hình thức đầu tư khác sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước trong phạm vi cả nước.
Hiện nay chưa có đơn vị đầu mối nào trực thuộc Bộ tham mưu cho Bộ trưởng thực hiện các công việc này.
Cục Đường cao tốc Việt Nam được thành lập tháng 9/2022 tổ chức lại Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành 2 cục (Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam). Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam hiện là ông Lâm Văn Hoàng.
-
Đề xuất nâng công suất Nhà máy thủy điện Đăk Sa lên 4MW -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Nam Định chính thức thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ -
Đầu tư hơn 8.094 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tràng Duệ 3, Hải Phòng -
Đề xuất vay 15.030 tỷ đồng trái phiếu chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Bình Định phê duyệt dự án tạo tiền đề cho dự án điện gió ngoài khơi
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam