![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/nguyenkythanh/2025/02/05/dam-bao-can-doi-du-nguon-kinh-phi-thuc-hien-tinh-gon-bo-may1738758503.jpg)
-
Đảm bảo cân đối đủ nguồn kinh phí thực hiện tinh gọn bộ máy
-
Vi phạm trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể bị xử lý hình sự
-
Ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025
-
Đề xuất thống nhất UBND là cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng -
Thái Bình phát động thi đua, tăng tốc sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm 2025
![]() |
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 5/2. Ảnh: Nhật Bắc |
Tại Hội nghị Trung ương tháng 1 vừa qua, Trung ương đã quyết nghị và chỉ đạo điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 với yêu cầu phải đạt từ 8% trở lên.
Trao đổi tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/2, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Chính phủ sẽ có Tờ trình lên Quốc hội tại kỳ họp bất thường sắp tới, trong đó đề xuất điều chỉnh một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, mục tiêu này không chỉ giúp hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế của cả giai đoạn 5 năm mà còn tạo nền tảng vững chắc để bước vào một giai đoạn phát triển mới. Việc đạt được mức tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm 2025 sẽ là tiền đề để hướng đến tốc độ tăng trưởng cao hơn trong những năm tiếp theo, với kỳ vọng đạt mức hai con số, tức trên 10%.
Để triển khai các nghị quyết của Trung ương với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt từ 8% trở lên, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chuẩn bị một dự thảo Nghị quyết riêng của Chính phủ nhằm triển khai nhiệm vụ quan trọng này.
Trong đó, giao chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể cho từng địa phương trên cả nước, đồng thời xác định một số chỉ tiêu chính dành cho các bộ, ngành ở Trung ương. Trong quá trình xây dựng nội dung nghị quyết này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành rà soát kỹ lưỡng, bám sát các văn kiện, nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và Chính phủ. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất đặt mục tiêu phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính khả thi thay vì áp đặt cứng nhắc cho từng địa phương.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên, chúng ta cần có quyết tâm cao độ, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt.
Các giải pháp tổng thể, toàn diện trên tất cả các ngành, lĩnh vực đã được thể hiện trong Nghị quyết 01 của Chính phủ. Tuy nhiên, với yêu cầu tăng trưởng cao hơn, cường độ thực hiện các giải pháp này cũng phải được nâng lên tương ứng. Điều này đòi hỏi tất cả các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm triển khai ở mức độ cao hơn, thậm chí gấp đôi so với trước đây. Nói một cách đơn giản, mỗi cá nhân, mỗi đơn vị phải làm việc với năng suất gấp đôi so với hiện tại thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng mới.
Về các giải pháp cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm, bao gồm: hoàn thiện thể chế pháp luật, đẩy mạnh đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng…
Thứ trưởng cho biết, đầu tư được xác định là động lực quan trọng, có tác động ngay lập tức đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó, một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung bao gồm đầu tư công, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và đầu tư tư nhân.
“Chúng ta cần tiếp tục sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, đảm bảo các dự án được triển khai nhanh chóng, đúng tiến độ và mang lại giá trị thực tiễn”, ông Phương nói.
Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ sáng 5/2, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm các khoản chi không cần thiết, phấn đấu đưa tỉ trọng chi thường xuyên xuống dưới 60% ngân sách nhà nước, nhằm dành nhiều nguồn lực hơn cho đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, đầu tư công cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt thông qua việc triển khai sớm một số dự án quan trọng: tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn, kết nối quốc tế và khu vực phía bắc; tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng nhằm tạo trục giao thông huyết mạch kết nối với các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách trong nước cũng như quốc tế; tuyến Hà Nội – Lạng Sơn và Hải Phòng – Quảng Ninh – Móng Cái sẽ được xem xét triển khai, nhằm nâng cao khả năng liên kết vùng và thúc đẩy giao thương.
Ngoài ra cũng cần chuẩn bị sẵn các dự án trọng điểm khác, đảm bảo tính sẵn sàng để gia tăng quy mô đầu tư công, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện hệ thống hạ tầng chiến lược của đất nước.
Đối với đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, thời gian tới, các doanh nghiệp đầu đàn, doanh nghiệp dẫn dắt cần chủ động thực hiện những dự án quy mô lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng đầu tư và đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
Đối với đầu tư tư nhân, bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cần tiếp tục phát huy đà tăng trưởng tích cực của năm 2024, trong đó tập trung vào hai điểm nhấn quan trọng để thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Một là tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc về thể chế và pháp luật, đồng thời cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh theo hướng minh bạch, thuận lợi hơn để tạo sức hút đối với các nhà đầu tư. Hailà triển khai ngay một số chính sách quan trọng mà Quốc hội đã thông qua, đặc biệt là chính sách "luồng xanh" nhằm thu hút các dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghệ cao. Các khu công nghệ, khu công nghiệp và khu công nghệ cao sẽ là những trọng điểm ưu tiên để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Trong năm 2025, bên cạnh việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh để gia tăng số lượng doanh nghiệp mới, cần đồng thời triển khai các giải pháp mang tính vĩ mô, giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tháo gỡ vướng mắc, khơi thông các thị trường quan trọng trong nước, bao gồm thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán…
Về động lực tăng trưởng từ xuất khẩu, Thủ tướng nhận định, xuất khẩu trong năm 2025 có thể đối mặt với nhiều thách thức lớn từ các chính sách bảo hộ thương mại và chính sách thuế của Hoa Kỳ, các biện pháp trả đũa lẫn nhau về thuế quan giữa các nền kinh tế lớn.
Trước tình hình đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cần theo dõi sát diễn biến thị trường, tiến hành phân tích kỹ lưỡng để có biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực từ những biến động của thương mại thế giới.
Bên cạnh đó, tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, đồng thời đẩy mạnh việc khai thác các hiệp định thương mại mới. Trong đó, đáng chú ý là các hiệp định với khu vực Trung Đông, cùng một số FTA khác đang trong quá trình đàm phán.
Đặc biệt, phải đảm bảo sự kết nối chặt chẽ giữa đầu vào và đầu ra của sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Về tiêu dùng trong nước, Thứ trưởng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo cụ thể, trong đó nhấn mạnh việc thúc đẩy tổng cầu và nâng cao sức mua của thị trường nội địa.
Ngoài ra, hai nhóm động lực chính cần tập trung thúc đẩy là sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch. Đồng thời, khu vực nông nghiệp và xây dựng cũng cần được quan tâm đặc biệt để đảm bảo động lực tăng trưởng bền vững.
Bên cạnh các động lực tăng trưởng truyền thống, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ cao. Chính phủ vừa qua đã ban hành Nghị quyết 03, đề ra nhiều giải pháp quan trọng và giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành nhằm triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học – công nghệ và chuyển đổi số.
“Chúng ta cần bắt đầu triển khai ngay từ những tháng đầu năm 2025, để tạo nền tảng cho giai đoạn 5 năm tiếp theo, hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong tương lai”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định.
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/thuylien/2025/01/16/gdp-tang-tren-8-nen-rot-von-dau-tu-vao-kenh-nao1737043304.jpeg)
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu các giải pháp để đạt tăng trưởng GDP 8% trở lên -
Thái Bình phát động thi đua, tăng tốc sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm 2025 -
Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công -
Thủ tướng: Dự báo, phân tích khả năng xảy ra chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay -
Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định -
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường hết sức quan trọng -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không nhân dân
-
Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
-
Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
-
Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
-
Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
-
Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank