-
Thái Bình: Động viên các đơn vị doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3 -
Nam Định: Khẩn trương tiêu thoát nước khắc phục ngập úng do mưa lớn -
Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam -
Khôi phục cấp điện tại nhiều khu vực -
Thông qua Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương -
Vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết điều chỉnh chương trình xây dựng luật năm 2024 |
Bổ sung rất nhiều cũng chưa xử lý hết các vấn đề phát sinh
Tuần qua, trong Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Nhưng, có lẽ đây cũng chưa phải là lần điều chỉnh cuối của năm nay.
Trước đó, khi chất vấn Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy dẫn thông tin từ báo chí về việc Chính phủ đang ráo riết chỉ đạo xây dựng dự án luật sửa đổi 13 luật đang có vướng mắc và sẽ đề nghị Quốc hội thông qua ngay tại Kỳ họp thứ tám (tháng 10/2024).
- Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn xác định nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, xác định các điểm nghẽn về thể chế trên các lĩnh vực. Từ đó, nỗ lực tháo gỡ những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, kìm hãm sự phát triển, góp phần khơi thông mọi nguồn lực, tạo thuận lợi, thúc đẩy hoạt động đầu tư sản xuất - kinh doanh.
Bà Thủy nói rằng, đại biểu Quốc hội và cử tri rất thắc mắc tại sao đã có định hướng chương trình xây dựng pháp luật từ đầu nhiệm kỳ, công tác rà soát pháp luật cũng đã được làm tương đối thường xuyên, cả bộ máy từ Chính phủ đến Quốc hội đều rất cố gắng, trách nhiệm, thậm chí làm việc hết sức vất vả, nhưng luật vừa mới thi hành đã phải sửa đổi, thậm chí luật chưa thi hành cũng phải sửa. Bên cạnh đó, nhiều địa phương, nhiều dự án, chương trình không muốn áp dụng quyết định của luật, mà lại đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách đặc thù khác luật.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Phó thủ tướng cho biết nguyên nhân của tình trạng trên và trách nhiệm của Chính phủ trong việc các luật cứ liên tục phải sửa đổi. Đại biểu cũng chất vấn Phó thủ tướng rằng, làm thế nào để cân bằng giữa tính thống nhất, ổn định của hệ thống pháp luật với những yêu cầu có tính đặc biệt, đặc thù và có tính thời điểm.
Trả lời đại biểu, Phó thủ tướng Lê Thành Long nói, theo đánh giá sơ bộ của Chính phủ, thì đã thực hiện được trên 80% nhiệm vụ trong chương trình xây dựng luật của cả nhiệm kỳ này. “Vừa rồi lại bổ sung 17 dự án mới vào định hướng chương trình, nhưng kể cả 17 dự án mới này cũng chưa xử lý hết được những việc muốn xử lý do thực tiễn phát sinh”, Phó thủ tướng nói.
Ồng Long cho hay, từ kết quả rà soát, sắp tới, Chính phủ sẽ trình 2 luật, một là sửa đổi, bổ sung một số luật trong lĩnh vực đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì; hai là sửa 6 -7 luật trong lĩnh vực tài chính do Bộ Tài chính chủ trì. Cụ thể, dự án luật do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì dự kiến sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Doanh nghiệp, Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan để thực hiện Luật Quy hoạch. Ngày 22/8, Bộ Tư pháp đã thẩm định dự án luật này.
Dự án luật thứ hai dự kiến là sửa Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý thuế, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Kế toán, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kiểm toán độc lập và Luật Chứng khoán. “Việc này có chậm hơn một chút và Bộ Tài chính hứa sẽ chuyển Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ trong phiên họp chuyên đề vào ngày 24/8”, ông Long cho biết thêm.
Lấy ví dụ Luật PPP, quy định hiện tại là tỷ lệ vốn của Nhà nước không quá 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án, ông Long nói, với các dự án lớn, đặc biệt là dự án phát triển các hệ thống giao thông đường bộ, cũng có quan điểm cho rằng, cần tăng phần vốn của Nhà nước, khối tư nhân đóng góp được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, tức là “phải xử lý khác một chút so với quan điểm đóng góp phải ngang ngửa giữa Nhà nước và tư nhân”.
Bắt một người chỉ gánh được 50 kg phải gánh 100 kg liệu có được không?
Rất chia sẻ với những nguyên nhân mang tính khách quan, cần phải sửa đổi luật để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, nhưng đại biểu Nguyễn Phương Thủy cho rằng, phải nhìn thẳng vào nguyên nhân thực tế của tình trạng nêu trên. Đấy là vấn đề liên quan đến năng lực cũng như tính chuyên nghiệp của bộ máy tham gia công tác xây dựng pháp luật.
- Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang chủ động phối hợp với Chính phủ để chuẩn bị Diễn đàn Xây dựng pháp luật đầu tiên, cố gắng tổ chức vào đầu năm 2025, trong đó có các vấn đề các đại biểu và Phó thủ tướng nêu. Mong các đại biểu Quốc hội tiếp tục nghiên cứu và tham gia với Ủy ban Thường vụ Quốc hội các vấn đề cần phải bàn trong Diễn đàn, trong đó có vấn đề làm sao để nâng cao trách nhiệm, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật, xây dựng pháp luật.
Đồng thời, làm sao để đừng quá tải như đồng chí Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói. Thực tế hiện nay, kể cả đại biểu Quốc hội chuyên trách lẫn cán bộ chuyên môn của Quốc hội làm việc đến 1 - 2 giờ sáng, nhất là trong các kỳ họp. Và nói như đại biểu Phương Thủy là một hình tượng rất ngắn gọn, sức gánh được 50 cân bây giờ cứ bắt gánh 1 tạ, bắt mãi thế này thì làm sao chịu được.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu con số tại Kỳ họp thứ tám của Quốc hội, theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã điều chỉnh, thì dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với 25 dự án luật. Chưa kể, Chính phủ vẫn tiếp tục đề nghị bổ sung vào chương trình rất nhiều dự án luật sẽ thông qua ngay tại Kỳ họp thứ tám.
“Với một bộ máy năng lực rõ ràng đang có vấn đề như vậy, một người gánh 50 kg còn khó, bây giờ chúng ta tiếp tục bắt người ta phải gánh tới 100 kg thì liệu có làm được không?”.
Đưa ra hình ảnh trên, bà Thủy nhấn mạnh, rất lo ngại về chất lượng của các dự án luật sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua. Bởi đến thời điểm này, các cơ quan thẩm tra và đại biểu Quốc hội cũng chưa biết sẽ dự kiến sửa đổi, bổ sung những nội dung gì. Công tác đánh giá, tổng kết, rà soát để đảm bảo không có những vướng mắc, bất cập với các luật hiện nay sẽ được thực hiện như thế nào, nếu không thì thông qua luật xong, lại tạo ra những vướng mắc mới.
Tiếp tục trả lời, Phó thủ tướng Lê Thành Long nói, khó nhất là phải dung hòa giữa hai việc trong xây dựng pháp luật là đáp ứng các yêu cầu thực tế và giữ ổn định của hệ thống. Nêu rõ pháp luật là một đại lượng trung bình của xã hội, ông Long nêu thực tế “vừa rồi trong một số vấn đề liên quan đến chứng khoán, doanh nghiệp, xử lý một số việc của các doanh nghiệp nhà nước thì rõ ràng phải khác đi một chút so với quy định chung để áp dụng cho toàn bộ hệ thống”.
Từ thực tế đó, ông Long cho hay, sẽ tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo hướng vẫn giữ được sự ổn định, nhưng phải có giải pháp để xử lý các vấn đề phát sinh ngoại lệ. “Làm sao vừa đảm bảo được cân bằng, vừa tạo sự ổn định ở thực tế thì tương đối khó khăn”, Phó thủ tướng thừa nhận.
Khẳng định “là hoàn toàn chia sẻ và thống nhất với những lo lắng của đại biểu Nguyễn Phương Thủy”, Phó thủ tướng nhấn mạnh, trong công tác xây dựng luật, thì tính chuyên nghiệp và năng lực rất quan trọng. Ông nêu giải pháp là sẽ ưu tiên đầu tư thêm cho các lực lượng xây dựng pháp luật, xây dựng chính sách, nhưng “cơ bản nhất vẫn là tâm huyết, trách nhiệm, lòng đam mê nghề nghiệp của anh em”.
“Bộ Tư pháp lúc nào cũng động viên anh em rằng, nếu mình làm như thế này có thể vất vả, khó khăn, nhưng phải chịu khó đọc, phải hết sức tâm huyết, thì dần dần mọi thứ sẽ vào guồng, không bằng cách này cũng bằng cách khác chúng ta có thể cải thiện được”, Phó thủ tướng chia sẻ.
-
Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam -
Khôi phục cấp điện tại nhiều khu vực -
Thông qua Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương -
Xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam -
Vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào -
Mưa lớn ở miền Bắc gây gián đoạn cấp điện tại nhiều nơi
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam