
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
-
Việt Nam tăng nhập khẩu sữa từ New Zealand, Australia
-
Chặn gian lận xuất xứ với hàng xuất khẩu
-
Hà Nội kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4, sức mua dự kiến tăng vọt
-
Vui hết nấc, ăn hết mình, chơi hết lễ với “vũ trụ trải nghiệm” Vincom -
Bộ Công thương yêu cầu thương nhân cung ứng đủ xăng dầu dịp lễ 30/4-1/5
TIN LIÊN QUAN | |
Thịt bò "ma" tràn ngập siêu thị Tmart | |
Một tấn lòng lợn thối suýt lên bàn nhậu | |
6 tạ nầm lợn Trung Quốc thối "suýt" thành đặc sản | |
Nội tạng thối biến thành đặc sản như thế nào? |
Số liệu ước tính từ Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2014 đã có hơn 72.000 con bò từ Australia (thường gọi là bò Úc) được nhập khẩu vào Việt Nam, vượt xa so với mức nhập khẩu của cả năm 2013, với gần 70.000 con.
![]() | ||
Một lượng lớn thịt bò đông lạnh cũng được nhập về cung ứng cho thị trường nội địa |
Tạm tính số liệu nhập khẩu 8 tháng đầu năm cũng lên tới 95.000 con. Cần phải nói thêm, số lượng bò Úc nhập khẩu năm 2013 đã tăng kỷ lục nếu so với số lượng nhập khẩu của năm 2012 (chỉ dừng lại ở 3.500 con).
Ngoài số bò nhập khẩu nguyên con, còn một lượng lớn thịt bò đông lạnh được các doanh nghiệp đã và đang nhập khẩu về cung ứng cho thị trường nội địa.
Lượng bò nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng mạnh, được thể hiện qua con số nhập khẩu thì ai cũng biết, tuy nhiên, khu vực thị trường nào là nơi tiêu thụ chủ yếu đối với các sản phẩm thịt nhập khẩu?
Ngoài tiêu thụ tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tươi sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng… thì thịt bò nhập khẩu gần như vắng bóng tại các chợ dân sinh, chợ truyền thống. Một lượng lớn thịt được các nhà nhập khẩu, phân phối cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn lớn trên toàn quốc.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, bà Đỗ Bích Hiền, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Sỹ Phú cho rằng, với chuỗi 4 nhà hàng Sỹ Phú tại Hà Nội cho hay, trong thực đơn của chuỗi nhà hàng Sỹ Phú, thịt bò nhập khẩu Úc và bò Mỹ là món ăn không thể thiếu và từ lâu đã được khách hàng tin dùng. Nhưng Sỹ Phú không phải là nhà hàng điển hình tiêu thụ các sản phẩm bò nhập khẩu.
Để duy trì chất lượng sản phẩm tươi, ngon, sản phẩm bò Úc, bò Mỹ đều được Nhà hàng mua từ những doanh nghiệp nhập khẩu uy tín như Công ty TNHH Thực phẩm cao cấp (Hifoot), Công ty TNHH thực phẩm Tốt Lành (Good Food) và Công ty cổ phần Thực phẩm Cánh Đồng Xanh (Green Food) với xuất xứ sản phẩm rõ ràng, và được kiểm định về chất lượng.
Do nhập khẩu nguyên con, nhiều doanh nghiệp tham gia nhập khẩu, thịt bò Úc về thị trường Việt Nam ngày càng thuận lợi, đảm bảo để người tiêu dùng vẫn có thể sử dụng thịt tươi sống hàng ngày. Chưa kể, giá của một số loại thịt bò nhập khẩu hiện giờ chỉ tương đương với thịt chăn nuôi trong nước.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng thừa nhận, sở dĩ bò sống nhập khẩu từ Úc về Việt Nam tăng mạnh là do nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước ngày càng gia tăng, chất lượng thịt được đảm bảo nhờ quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.
Theo tìm hiểu từ các doanh nghiệp nhập khẩu, giá bò hơi nhập khẩu cập cảng Sài Gòn, Hải Phòng (tính cả thuế) hiện vào khoảng 2,8-3,25 USD/kg. Còn giá bán thịt bò Úc tươi thành phẩm tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm tươi sống trong nước khoảng 250-280.000 đồng/kg (bắp bò xuất xứ từ Úc, Mỹ), gầu bò 390.000 đồng/kg, sườn bò có xương 400.000 đồng/kg, và thịt nõn bò Úc cao nhất là thăn nõn bò Úc 550.000 đồng/kg.
Trong khi, giá thịt bò nội hiện cũng vào khoảng 170.000-290.000 đồng/kg, thì sự lựa chọn của người tiêu dùng với các loại thịt bò nhập khẩu không quá chênh lệch.
Với thâm niên 7 năm nhập khẩu bò Úc về phân phối tại thị trường Hà Nội, ông Hoàng Minh Khang, Giám đốc CTCP thực phẩm Hoàng Anh (Gia Lâm, Hà Nội) cho rằng, do điều kiện chăn nuôi chủ yếu bằng nguồn thức ăn giàu năng lượng, cân bằng về măt dinh dưỡng với thành phần chủ yếu làm từ các loại hạt ngũ cốc nên thịt bò Úc rất nạc, ít mỡ bao phủ bên ngoài và có được độ mềm, ngọt mà thịt bò ở những nơi khác không thể có được. Đó là lý do khiến nhiều người tiêu dùng đã sử dụng bò Úc ngày càng tin dùng hàng nhập khẩu. Quan trọng hơn, là giá cả của những loại thịt dùng phổ thông trong bữa ăn hàng ngày không quá chênh lệch so với thịt bò nội.
Ông Khang cũng tiết lộ thêm, sau một số năm kinh doanh trong lĩnh vực này, đây là thời điểm các sản phẩm bò nhập khẩu từ Úc có tốc độ thương mại hóa mạnh nhất. 80% lượng thịt nhập khẩu về (chủ yếu nhập nguyên con qua cảng Hải Phòng) được CTCP thực phẩm Hoàng Anh cung cấp cho hệ thống nhà hàng, khách sạn tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Thu giữ lô phụ gia giúp thịt bò ta thành bò Úc () Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) - Công an Hà Nội đã tạm giữ hơn 150kg chất phụ gia thực phẩm được của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Dong Yang Nong San. |
Hải Yến
-
Vui hết nấc, ăn hết mình, chơi hết lễ với “vũ trụ trải nghiệm” Vincom -
Bộ Công thương yêu cầu thương nhân cung ứng đủ xăng dầu dịp lễ 30/4-1/5 -
Đưa cà phê Việt tiến sâu vào thị trường tỷ dân -
Trải nghiệm đặc quyền tinh hoa cùng thẻ SASCO Airport Lounge Privilege -
Cơ hội kết nối chuỗi giá trị ngành rượu tại Vinexpo Asia 2025 -
Xăng RON95 tăng giá nhưng vẫn dưới ngưỡng 20.000 đồng/lít -
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang