
-
SpaceX của tỷ phú Elon Musk nhận quyết định thí điểm Internet vệ tinh tại Việt Nam
-
Giải bài toán thiếu hụt hơn 700.000 nhân sự an ninh mạng
-
Meta AI chính thức ra mắt tại Việt Nam
-
Kaspersky: Mã độc ngân hàng di động tăng 3,6 lần và lừa đảo tiền điện tử tăng đột biến 83%
-
MobiFone ra mắt loạt gói cước 5G tiện ích, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng -
Dùng Zalopay xác thực định danh điện tử, thanh toán các dịch vụ qua VNeID
Chụp hay không cũng như nhau
Tháng 4/2018 là thời hạn “tối hậu thư” mà Nghị định số 49/2017/NĐ-CP về “sửa đổi, bổ sung Điều 15, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện” đặt ra, yêu cầu các nhà mạng và 34 triệu thuê bao phải hoàn thành việc bổ sung chụp ảnh thuê bao.
![]() |
. |
Lý do phải thực hiện quy định này, theo bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) là “cần thiết để phục vụ công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ quyền lợi mỗi người dân”.
Những chế tài đã được đưa ra như phạt nặng nhà mạng viễn thông, cắt thuê bao đối với khách hàng không thực hiện… khiến khách hàng lo lắng.
Các cửa hàng, trung tâm giao dịch, điểm bán của các nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone nghẹt cứng người, xếp hàng chờ đợi. Có người phải chờ cả buổi mới hoàn thành được việc chụp ảnh.
Còn nhà mạng trước đó phải đầu tư máy chụp ảnh, hệ thống kết nối, lưu trữ. Suốt hơn một năm ròng, nhiệm vụ của phần lớn nhân viên là thuyết phục khách hàng và chụp ảnh bổ sung cho khách hàng, bởi vậy thuê bao sụt giảm, tình hình kinh doanh sa sút.
“Để hỗ trợ khách hàng cập nhật, hoàn thiện thông tin thuê bao, VinaPhone đã tăng giờ làm việc tại các điểm giao dịch chính thức đến 21 giờ hàng ngày, kể cả thứ 7, Chủ nhật, tổ chức các điểm lưu động, mở thêm các kênh trực tuyến… nhưng vẫn không thể hoàn thành đúng thời hạn”, đại diện VinaPhone cho biết.
Còn khách hàng lo ngại, việc chụp ảnh có thể gây rò rỉ thông tin cá nhân và không cần thiết, do đã có chứng minh nhân dân. Đối với các thuê bao đã có thông tin chính xác (như thuê bao trả sau) mà vẫn yêu cầu bổ sung chụp ảnh là thừa…
Từ khi Nghị định số 49/2017/NĐ-CP ban hành đến nay, chưa có thống kê có bao nhiêu khách hàng đã hoàn thành việc chụp ảnh thuê bao, nhà mạng đã mất bao nhiêu kinh phí để thực hiện… bởi đến thời điểm này chưa có tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị định số 49/2017/NĐ-CP. Chỉ biết rằng, hiện rất nhiều thuê bao chưa thực hiện chụp ảnh chân dung, nhưng vẫn không bị cắt thuê bao, tức là chụp hay không chụp ảnh đều như nhau và nhà mạng không có cơ sở và cũng không dám cắt thuê bao.
Bài học trong việc xây dựng văn bản pháp luật
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có Tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 25/2011/NĐ-CP. Bộ này đã kiến nghị xem xét, bãi bỏ quy định chủ thuê bao phải chụp ảnh chân dung cung cấp cho nhà mạng theo quy định tại Nghị định số 49/2017/NĐ-CP.
Lý do đưa ra là thế giới hiện chỉ có 16/147 quốc gia mà Chính phủ yêu cầu quản lý thông tin thuê bao có ảnh và cho phép doanh nghiệp viễn thông kết nối với sơ sở dữ liệu thông tin của Chính phủ để đối soát thông tin như Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ... Hiện Việt Nam chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu căn cước công dân điện tử để kết nối, đối soát với các doanh nghiệp viễn thông. Do đó, theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhà mạng không có cơ sở để đối soát, chứng minh thông tin thuê bao là chính xác hay không.


Vào tháng 8/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc với Bộ Công an và được biết, cơ sở dữ liệu căn cước công dân điện tử hiện mới triển khai ở 13 tỉnh/thành phố, với khoảng 11 triệu căn cước. Do khó khăn về kinh phí nên thời gian hoàn thành còn chưa thể xác định chính xác.
“Vì vậy, việc bổ sung ảnh chụp thật sự không mang lại ý nghĩa trong công tác quản lý và nếu tiếp tục yêu cầu các thuê bao (đặc biệt là các thuê bao đã có thông tin đầy đủ, chính xác như các thuê bao trả sau) đi bổ sung ảnh chụp sẽ lại tiếp tục gặp phản ứng, do vậy thực sự cần xem xét, bãi bỏ quy định này”, Tờ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ.
Việc bỏ quy định chụp ảnh thuê bao nhận được sự đồng tình, ủng hộ của phần lớn khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm cho những thiệt hại của doanh nghiệp và khách hàng đối với một quy định “vô bổ” suốt 18 tháng qua?
Để triển khai thực hiện việc chụp ảnh chủ thuê bao, các nhà mạng đã phải đầu tư cho hàng chục ngàn cửa hàng giao dịch trên khắp cả nước với hàng loạt trang thiết bị máy móc và hạ tầng lưu trữ, chưa kể hàng chục ngàn nhân viên phải làm tăng ca để tiếp nhận và thực hiện công việc, bởi dòng khách hàng đổ về gây tắc nghẽn các giao dịch nghiệp vụ khác. Bên cạnh đó là chi phí cơ hội dành nguồn lực, nhân lực để thực hiện quy định này.
Việc quy định chụp ảnh thuê bao đã cho thấy sự nóng vội, thiếu thực tế trong xây dựng văn bản pháp luật ở lĩnh vực liên quan mật thiết, nhạy cảm tới gần như toàn bộ người dân. Nhưng dù sao thì việc sớm nhận ra sai lầm và chấp nhận sửa sai, dù muộn nhưng còn hơn không. Hy vọng rằng, đây sẽ là một bài học kinh nghiệm cho các bộ, ngành trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

-
Kaspersky: Mã độc ngân hàng di động tăng 3,6 lần và lừa đảo tiền điện tử tăng đột biến 83% -
MobiFone ra mắt loạt gói cước 5G tiện ích, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng -
Dùng Zalopay xác thực định danh điện tử, thanh toán các dịch vụ qua VNeID -
Ra mắt Cổng Thông tin điện tử sản phẩm khoa học công nghệ -
Apple ấp ủ thiết kế "táo bạo" cho iPhone kỷ niệm 20 năm -
Samsung phát triển smartphone gập bốn -
“Trải thảm đỏ” mời nhân tài công nghệ
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City