
-
Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ khắc phục vấn đề sở hữu chéo
-
GDP tăng thấp kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước mạnh tay hạ tiếp 0,3-0,5% loạt lãi suất điều hành
-
OCB: Giữ ổn định mảng kinh doanh lõi, NIM tăng nhờ cơ cấu tài sản sinh lãi
-
Thủ tướng: Ngành ngân hàng phải phấn đấu giảm thêm lãi suất và có giải pháp giãn nợ cho doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp khẩn thiết xin giãn nợ, Phó thống đốc tuyên bố sắp giãn nợ và giảm tiếp lãi suất -
MSB thông báo sắp sáp nhập một ngân hàng, lộ “bí mật” với PG Bank
![]() |
Ngày 10/6/2022, Bộ Tài chính Hoa Kỳ (BTC Hoa Kỳ) ban hành Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” (sau đây gọi tắt là Báo cáo), trong đó tiếp tục xem xét các đối tác thương mại chính trên cơ sở ba tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài.
Theo đó, BTC Hoa Kỳ đưa 12 nền kinh tế vào Danh sách giám sát, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ấn Độ, Xing-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Mê-hi-cô, Việt Nam và Đài Loan. Việt Nam không còn là đối tượng bị phân tích nâng cao như tại các kỳ Báo cáo gần đây mà được BTC Hoa Kỳ đưa trở lại Danh sách giám sát. Tại Báo cáo này, BTC Hoa Kỳ cũng kết luận không có đối tác lớn nào của Hoa Kỳ thao túng tiền tệ trong năm 2021.
Trong giai đoạn từ tháng 1-12/2021, Việt Nam chỉ còn 1 tiêu chí thặng dư thương mại hàng hoá và dịch vụ với Hoa Kỳ ở mức 90 tỷ USD (ngưỡng 15 tỷ USD).
Từ đầu năm 2021, BTC Hoa Kỳ đã tiến hành tiếp xúc nâng cao song phương với Việt Nam và đạt được thỏa thuận chung vào tháng 7/2021 nhằm giải quyết các quan ngại của phía Hoa Kỳ về vấn đề tiền tệ, tỷ giá. Tại Báo cáo này, BTC Hoa Kỳ tiếp tục ghi nhận những bước tiến của Việt Nam. Đồng thời, tại chuyến thăm, làm việc của BTC Hoa Kỳ với Việt Nam ngày 05/4/2022, BTC Hoa Kỳ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thời gian qua đã thể hiện sự nghiêm túc của NHNN trong việc giải quyết các quan ngại của phía Hoa Kỳ và duy trì được ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, kinh tế vĩ mô trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức.
Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với các Bộ, ngành để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà phía Hoa Kỳ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, xây dựng quan hệ thương mại hài hoà, bền vững. Đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế; điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.

-
GDP tăng thấp kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước mạnh tay hạ tiếp 0,3-0,5% loạt lãi suất điều hành -
OCB: Giữ ổn định mảng kinh doanh lõi, NIM tăng nhờ cơ cấu tài sản sinh lãi -
Phó thống đốc: Đang nghiên cứu cơ chế giãn nợ cho doanh nghiệp, gói 120.000 tỷ đồng triển khai tháng 4/2023 -
Thủ tướng: Ngành ngân hàng phải phấn đấu giảm thêm lãi suất và có giải pháp giãn nợ cho doanh nghiệp -
MSB đặt mục tiêu lợi nhuận 6.300 tỷ đồng năm 2023, trình cổ đông kế hoạch sáp nhập -
Vietcombank nhận danh hiệu Anh hùng Lao động dịp 60 năm thành lập, phấn đấu niêm yết tại thị trường quốc tế -
Kỳ vọng Fed sẽ dừng tăng lãi suất tăng cao, dòng tiền ồ ạt tìm đến vàng
-
1 Chủ tịch UBND TP.HCM: Rất nhiều người đặt câu hỏi “điều gì đang xảy ra tại TP.HCM?”
-
2 Vốn đổ vào bất động sản: Tín dụng ngân hàng chỉ ngang ngửa trái phiếu
-
3 Tìm điểm cân bằng để ngân hàng rót “tiền tươi” giải cứu trái phiếu doanh nghiệp
-
4 Chưa thấy đáy khó khăn, doanh nghiệp đầu tư cầm chừng
-
5 GDP tăng thấp kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước mạnh tay hạ tiếp 0,3-0,5% loạt lãi suất điều hành
-
Tự động hóa - Xu hướng tất yếu trong các nhà máy sản xuất hiện đại
-
Marriott International tiếp cận cột mốc 1.000 khách sạn tại châu Á - Thái Bình Dương
-
VietinBank SME SIMPLE+: Giải pháp đột phá dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
-
Công bố Top 10 Công ty Xây dựng năm 2023
-
Vietnam Airlines thông báo lựa chọn Bên cho thuê 8 tàu bay A320NEO
-
Hội thảo khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp điện tử Trung Quốc