
-
Thị trường loa Việt Nam vào “kỷ nguyên lifestyle”: Âm thanh không chỉ để nghe
-
An ninh mạng Việt Nam: Lo ngại khi "cửa" vẫn rất rộng cho tin tặc
-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
-
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử”
![]() |
Hiện nay, người dùng di động nếu đăng ký đến SIM thứ 4 sẽ phải ký hợp đồng với nhà mạng. |
Trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất cấm một số hành vi.
Cụ thể, việc mua bán, lưu thông SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước sẽ được coi là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, việc nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt dịch vụ di động trả trước cho SIM khi chưa hoàn thành nhập, lưu giữ đầy đủ, chính xác các thông tin thuê bao cũng không được phép. Bên cạnh đó, dự thảo cũng cấm việc giả mạo, sử dụng giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận pháp nhân của cá nhân, tổ chức khác để giao kết hợp đồng.
Đề xuất cấm hành vi mua bán sim kích hoạt sẵn được xem như biện pháp nhằm hạn chế các SIM rác. Lâu nay, việc mua bán sim kích hoạt sẵn diễn ra công khai ở Việt Nam. Người mua có thể dễ dàng mua với giá vài chục nghìn đồng, không cần giấy tờ tùy thân nào. Sim do các đại lý, điểm bán kích hoạt sẵn nhờ dùng thông tin, giấy tờ của người khác để đăng ký.
Cuối năm ngoái, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các nhà mạng ký cam kết thu hồi sim kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối và xử lý nghiêm các đại lý, điểm bán vi phạm, song tình trạng vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Ngoài ra, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất sửa đổi các điều kiện ràng buộc khi thuê bao sử dụng trên 3 SIM.
Theo quy định hiện hành, với ba số thuê bao di động trả trước đầu tiên, chủ thuê bao chỉ phải cung cấp thông tin và ký vào bản khai. Tuy nhiên, với số thuê bao thứ tư trở lên, người dùng phải ký hợp đồng theo mẫu với nhà mạng theo từng số điện thoại. Quy định này được xem là một biện pháp mềm hạn chế việc doanh nghiệp cố tình giả mạo thông tin thuê bao, hòa mạng sẵn SIM như lâu nay.
Còn trong bản dự thảo vừa đưa ra lấy ý kiến, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng quy định này thực sự không đem lại hiệu quả như mong muốn. Bộ cũng cho biết, quy định của Hiến pháp không giới hạn số lượng SIM thuê bao một cá nhân có thể đăng ký sử dụng.
"Hơn nữa, thực tế, việc giới hạn bằng hình thức ký hợp đồng không mang lại hiệu quả, do doanh nghiệp không kiểm soát được việc người sử dụng chuyển quyền sử dụng mà không ký lại hợp đồng", cơ quan này nhận định.
Bộ này cũng lấy ví dụ có những hợp đồng ban đầu sử dụng hơn 100 SIM nhưng sau đó người sử dụng chuyển quyền 20 SIM và cả người chuyển, người được chuyển đều không ký lại thì doanh nghiệp cũng không thể biết.

-
Dung lượng pin iPhone 17 Air bị chê thấp hơn cả smartphone tầm trung -
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng -
Nghị quyết 57-NQ/TW sẽ tháo điểm nghẽn, biến kết quả nghiên cứu khoa học thành vàng -
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G -
Thu hút nhân tài thực thi Nghị quyết số 57-NQ/TW -
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai