-
Viettel Haiti: Khi trái tim chiến thắng bạo lực -
Hợp tác đối tác chuyên biệt, Phát Đạt đẩy mạnh lại bất động sản khu công nghiệp -
Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh -
Doanh nghiệp xuất khẩu đĩa giấy sang Mỹ chịu thuế CBPG tạm thời lên tới 159,79% -
Chủ tịch An Phát Holdings từ nhiệm; VNG có quyền tân Tổng giám đốc; Chủ tịch HĐQT ACV ra mắt -
Đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực ASEAN
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa có công thư gửi Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông nghiệp - Tài nguyên Australia đề nghị Chính phủ nước này cân nhắc, sớm dỡ bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín.
Bởi lệnh này có ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành nuôi trồng, sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đã bị thiệt hại hàng triệu USD bởi lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín của Australia. |
Trước đó, ngày 07/01/2017, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia đã ra thông báo về việc thực thi khẩn cấp lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ các nước Châu Á do lo ngại bùng phát bệnh dịch đốm trắng tại Australia.
Lệnh cấm trên có hiệu lực từ ngày 09/01/2017 và kéo dài trong vòng 6 tháng. Đối với các lô hàng rời cảng nước xuất khẩu vào ngày 09/01/2017 hoặc sau ngày 09/01/2017 khi đến Australia sẽ phải được tái xuất hoặc tiêu hủy. Đối với các lô hàng đang trên đường tới Australia sẽ bị kiểm tra, kiểm định bắt buộc 100%.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho biết đang gặp khó khăn vì lệnh cấm này. Tiêu biểu là hai doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản đóng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Có doanh nghiệp đã ký hợp đồng trước đó và đang trên đường vận chuyển hàng tới Australia đã bị trả về. Thiệt hại mà các doanh nghiệp này phải chịu có thể lên tới vài triệu USD.
Hai doanh nghiệp chịu ảnh hưởng này mỗi tháng xuất khẩu sang thị Australia khoảng 100-150 tấn hàng hóa. Việc ngừng ký kết hợp đồng cũng như các hợp đồng đã ký bị trả về đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Riêng các lô hàng bị trả về, mỗi doanh nghiệp thiệt hại khoảng 1,6-1,8 triệu USD. Do vậy, các doanh nghiệp đang kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp tháo gỡ khó khăn.
Ngay sau khi phía Australia có thông báo tạm ngừng nhập khẩu, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị liên quan và Thương vụ Việt Nam tại Australia thông tin nhanh cho các Hiệp hội, doanh nghiệp, thông báo và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có biện pháp khắc phục.
Thương vụ Việt Nam tại Australia đã làm việc với Hiệp hội Nhập khẩu thủy sản của Australia để có tiếng nói chung với Chính phủ Australia trong việc nêu quan ngại và trình bày những ảnh hưởng trái chiều của lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu tôm của Australia, thiệt hại đối với người tiêu dùng Australia, đối với người nuôi tôm và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng đã có tiếp xúc với đại diện một số nước xuất khẩu tôm vào Australia để thống nhất tiếng nói chung và phối hợp nêu quan ngại với Chính phủ Australia.
Ngày 09/02/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có công thư gửi Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia nêu quan ngại trước ảnh hưởng tiêu cực của lệnh cấm này đối với ngành nuôi trồng, sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam, những khó khăn, tổn thất mà người nuôi tôm và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đang đối mặt và đề nghị Chính phủ Australia cân nhắc, sớm dỡ bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu nói trên.
Trong thời gian trước mắt, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ Australia cho phép áp dụng theo các quy định đã được áp dụng trước thời điểm có lệnh tạm dừng nhập khẩu đối với các lô hàng đã nhập khẩu vào Australia, đang làm thủ tục thông quan, các lô hàng đang trên đường vận chuyển từ Việt Nam sang Australia, các lô hàng đã được sản xuất theo hợp đồng đã được ký kết giữa doanh nghiệp xuất nhập khẩu của hai nước.
Ngày 10/02/2017, Bộ Công Thương cũng đã có buổi làm việc với Đại sứ Australia tại Việt Nam Craig Chittick. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đã nêu quan ngại của phía Việt Nam, thông báo những tổn thất to lớn mà người nuôi tôm và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Australia đang phải đối mặt do lệnh tạm ngừng nhập khẩu.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đề nghị Chính phủ Australia xem xét, có biện pháp khác tốt hơn thay vì áp dụng lệnh tạm ngừng nhập khẩu, đồng thời sớm dỡ bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nêu vấn đề, trao đổi với các cơ quan hữu quan của phía Australia và phối hợp với các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong việc vận động, đề nghị Australia sớm dỡ bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu nói trên.
-
BIM Group thuộc Top 10 Tập đoàn tư nhân đa ngành nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam -
Viettel Haiti: Khi trái tim chiến thắng bạo lực -
Hợp tác đối tác chuyên biệt, Phát Đạt đẩy mạnh lại bất động sản khu công nghiệp -
Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh
-
Việt Nam xuất khẩu nước trái cây sang Pakistan -
Doanh nghiệp xuất khẩu đĩa giấy sang Mỹ chịu thuế CBPG tạm thời lên tới 159,79% -
Chủ tịch An Phát Holdings từ nhiệm; VNG có quyền tân Tổng giám đốc; Chủ tịch HĐQT ACV ra mắt -
Biwase được cấp thêm gần 16.000 tỷ đồng nguồn vốn giá rẻ để phát triển nguồn nước sạch -
Đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực ASEAN -
6 thương hiệu chủ chốt của Vingroup được vinh danh trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024 -
PV Power dự định làm 1.000 trạm sạc xe điện đến năm 2035
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village