
-
Đoàn đại biểu 3 tỉnh Bắc Trung Bộ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thủ tướng chỉ đạo về phát triển ngành cà phê và ngành tôm trong thời gian tới
-
Cần Thơ thông qua Nghị quyết phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương
-
Phú Yên dự kiến rút ngắn thời gian cấp phép khai thác khoáng sản xuống còn một nửa
-
Đà Nẵng sẽ xem xét, quyết định nhiều chính sách an sinh xã hội đặc thù -
Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 trên hai con số
![]() |
Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung thừa nhận, tình trạng cò mồi trong xuất khẩu lao động vẫn diễn ra, và Bộ vẫn đang chấn chỉnh vấn đề này. Từ đầu năm 2018 đến nay, Bộ đã tiến hành thanh tra 05 doanh nghiệp, tổng số tiền xử phạt là 490 triệu đồng. |
Tiếp sau Bộ trương Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, từ 10h30 sáng 5/6,Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung bắt đầu trả lời chất vấn liên quan đến những vấn đề về thị trường lao động, giải quyết việc làm trong nước và đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài...
Mở màn, đã có 68 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.
Thông tin về việc đưa người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, đến nay, có khoảng 500.000 lao động Việt Nam ở nước ngoài. Trong năm 2017, cả nước đưa đi được gần 135.000 lao động (trong đó lao động nữ chiếm 39,6%); vượt 28,3% so với kế hoạch năm và bằng 106,7% so với tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2016.
Đây là năm thứ tư liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm. Đặc biệt, thị trường Nhật Bản có sự tăng trưởng vượt bậc với 54.500 lao động, Đài Loan gần 67.000 lao động, Hàn Quốc 5.000 lao động; Ả rập - Xê út gần 4.000 lao động.
Bộ trưởng thừa nhận, một số thị trường tiềm năng có thu nhập cao, nhưng tỷ lệ bỏ trốn rất cao là Hàn Quốc, có năm lên tới 55%, trong khi bình quân các nước chỉ 15%. Vì vậy mà 4 năm, Hàn Quốc không ký lại bản ghi nhớ với Việt Nam.
Các chủ doanh nghiệp của bạn có nhu cầu nên những lao động tay nghề cao của Việt Nam đã ở lại. Bằng nhiều hoạt động trao đổi, hiện, tỷ lệ lao động bỏ trốn tại thị trường này đã rút xuống còn 33%, thay vì con số 55% như trước đây, và hiện nay Bộ đang tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động để giảm tình trạng này.
Số liệu của Bộ LĐTBXH, tính đến 29/5/2018 có 328 doanh nghiệp được cấp giấy phép. Các doanh nghiệp phần lớn có trụ sở chính tại Hà Nội (chiếm khoảng 60%), tại TP HCM (chiếm khoảng 20%) và 20% là doanh nghiệp có trụ sở chính tại các địa phương khác.
"Tình trạng cò mồi trong xuất khẩu lao động vẫn diễn ra, và Bộ vẫn đang chấn chỉnh vấn đề này. Giải quyết những bất cập của người lao động Việt Nam tại nước ngoài. Thời gian qua, Bộ cùng với Thường trực Chính phủ đã đối thoại với 282 doanh nghiệp, để tháo gỡ khó khăn và chấn chỉnh. Yêu cầu doanh nghiệp khi đi tìm kiếm người lao động tại địa phương phải công khai mức thu phí của từng địa bàn (môi giới bao nhiêu, lệ phí như thế nào, người lao động phải đóng góp bao nhiêu…)", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.
Trong năm 2016 và 2017, Bộ đã tiến hành kiểm tra, thanh tra việc tuyển chọn, đào tạo lao động trước khi xuất cảnh với hơn 60 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thu hồi giấy phép của 06 doanh nghiệp và đình chỉ hoạt động của 05 doanh nghiệp, xử phạt 31 doanh nghiệp. Tổng số tiền phạt từ năm 2016 đến hết năm 2017 là gần 4 tỷ đồng. Từ đầu năm 2018 đến nay, Bộ đã tiến hành thanh tra 05 doanh nghiệp, tổng số tiền xử phạt là 490 triệu đồng.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện các sai phạm, chấn chỉnh hoạt động chưa đúng với quy định của pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là các sai phạm của doanh nghiệp về việc thu phí đối với người lao động vượt quá mức quy định, đặc biệt là thị trường Đài Loan.
Đồng thời, Bộ LĐTBXH thường xuyên thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của các doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, thu hồi giấy phép hoạt động đối với những doanh nghiệp không đảm bảo duy trì điều kiện tối thiểu để được hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, những doanh nghiệp vi phạm đến mức phải xử lý thu hồi giấy phép theo quy định của pháp luật.

-
Đoàn đại biểu 3 tỉnh Bắc Trung Bộ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thủ tướng chỉ đạo về phát triển ngành cà phê và ngành tôm trong thời gian tới
-
Cần Thơ thông qua Nghị quyết phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương
-
Phú Yên dự kiến rút ngắn thời gian cấp phép khai thác khoáng sản xuống còn một nửa
-
Đà Nẵng sẽ xem xét, quyết định nhiều chính sách an sinh xã hội đặc thù -
Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 trên hai con số -
Long An thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với đối tác Nhật Bản -
Sân bay Nội Bài đón thêm hãng bay quốc tế mở đường bay tới Việt Nam -
Hải Dương thông qua 41 nghị quyết với nhiều chính sách về an sinh xã hội -
Năm 2024, Đà Nẵng phấn đấu đạt mức tăng trưởng GRDP hơn 8% -
Thủ tướng Hun Manet thăm chính thức Việt Nam: Đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia lên tầm cao mới
-
Sáng kiến giúp Lọc dầu Dung Quất tăng công suất đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023