
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
Là người đầu tiên phát biểu tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW về phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng và xúc tiến đầu tư Vùng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, tư tưởng chỉ đạo và nội dung Nghị quyết 30-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ đã đưa ra nhiều quan điểm định hướng mới, ý tưởng mới và tầm nhìn mới có tính đột phá trong phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng.
Tư tưởng mới, tầm nhìn mới
Theo Bộ trưởng, ngày 23/11/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan các gian hàng triển lãm, được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị |
Để Nghị quyết của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, ngày 8/2/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14 về Chương trình hành động triển khai thực hiện nghị quyết này, trên cơ sở bám sát các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết 30-NQ/TW.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, đưa Vùng đồng bằng sông Hồng trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số…
Xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực”.
Trong khi đó, tầm nhìn đến năm 2045, Vùng đồng bằng sông Hồng sẽ trở thành vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân… Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
“Chương trình hành động của Chính phủ đã cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu của Nghị quyết. Đây là căn cứ để các bộ ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu đạt được cao nhất các mục tiêu đã đề ra”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Theo Bộ trưởng, Chương trình hành động của Chính phủ thể hiện định hướng chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần đổi mới về tư duy, tầm nhìn, phát huy sự năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành phát triển của từng địa phương trong Vùng.
Đó là tập trung phát triển các ngành kinh tế theo quy hoạch vùng và quy hoạch của từng địa phương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết nội vùng, giữa vùng với các vùng khác trong cả nước…
“Phải coi liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển. Phải làm sao nghiên cứu tổ chức không gian phát triển vùng đảm bảo cân bằng, bền vững gắn với phát triển các hành lang, vành đai kinh tế; phát triển các chuỗi đô thị hiện đại và hệ thống giao thông kết nối giữa các cực tăng trưởng, giao thông nội vùng, liên vùng và các đầu mối trung tâm kinh tế trên toàn tuyến hành lang kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ tin tưởng rằng, Vùng đồng bằng sông Hồng sẽ phát triển đột phá, khẳng định vị trí, vai trò là đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước. |
Cùng với đó, theo Bộ trưởng, phải tiếp tục phát triển vùng theo các tiểu vùng. Trong đó, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, là đầu tàu, lôi kéo, thúc đẩy vùng Nam đồng bằng sông Hồng và là động lực phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động dựa trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát huy vai trò đầu tàu, động lực của các tỉnh, thành phố trong vùng, như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Đồng thời, phát triển kinh tế biển bền vững theo quy hoạch, phát triển hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển gắn với đô thị ven biển, trung tâm du lịch, dịch vụ logistics; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
“Phải phát triển Vùng trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á. Phát triển văn hoá ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội…”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Huy động tối đa nguồn lực cho phát triển vùng
Để Vùng đồng bằng sông Hồng có thể phát triển đột phá, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đã nhấn mạnh việc thực hiện thí điểm các mô hình, cơ chế chính sách ưu đãi, có tính chất đột phá nhằm thu hút mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển vùng và các tiểu vùng.
![]() |
Toàn cảnh Hội nghị |
“Phải huy động tối đa nguồn lực cho phát triển vùng, trong đó tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, quan trọng, trọng điểm, có sức lan toả, nhất là phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, quốc lộ, các tuyến đường vành đai, tuyến đường bộ ven biển kết nối liên vùng, các cảng biển, cảng hàng không, đường sắt bảo đảm kết nối vùng, các tiểu vùng và kết nối với các vùng khác”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ.
Cũng theo Bộ trưởng, để Vùng đồng bằng sông Hồng có thể phát triển đột phá, cần tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ gắn với thế mạnh và định hướng phát triển của Vùng; xây dựng hệ thống thông tin, chia sẻ dữ liệu kinh tế - xã hội…
Chia sẻ về Chương trình hành động của Chính phủ, Bộ trưởng cho biết, có 21 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội và môi trường đã được xác định. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030, đạt một số chỉ tiêu quan trọng, như tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 khoảng 9%; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 274 triệu đồng/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 7%...
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Bộ trưởng cho biết, Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, bao gồm công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị; hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và liên kết vùng; phát triển kinh tế vùng…
Cùng với đó, là phát triển bền vững hệ thống đô thị bền vững và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân…
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 36 nhiệm vụ cụ thể và 20 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng Vùng đồng bằng sông Hồng để giúp vùng phát triển đột phá. Đó là các dự án xây dựng đường cao tốc, đường sắt, đường thuỷ có tính kết nối vùng, các dự án nâng cấp các cảng hàng không, đầu tư xây dựng mới cảng biển trong vùng.
Đồng thời, cũng đã phân công cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện với lộ trình và thời gian thực hiện cụ thể.
Kết thúc bài phát biểu, Bộ trưởng đã nhấn mạnh về những định hướng mới, ý tưởng mới tầm nhìn mới có tính đột phá trong tư tưởng chỉ đạo và nội dung Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 14 của Chính phủ.
“Chúng ta có thể tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và với sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và người dân trong Vùng, chúng ta có thể biến khó khăn, thách thức thành cơ hội mới, biến những tiềm năng, lợi thế thành động lực phát triển để Vùng đồng bằng sông Hồng thực sự phát triển đột phá, khẳng định vị trí, vai trò là đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước và người dân được hạnh phúc với một cuộc sống tốt đẹp hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower