-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
Báo cáo về tình hình thiệt hại do thiên tai lũ lụt tại địa phương kéo dài trong hai tháng 10-11/2016, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Theo đánh giá của lãnh đạo tỉnh, đây là trận mưa lũ gây mức độ thiệt hại lớn nhất từ trước tới nay cho địa phương, do kéo dài liên tục trong vòng hơn 1 tháng với 5 trận lũ liên tiếp. Đặc biệt, hậu quả do mưa lũ gây ra không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hiện tại của người dân trên toàn địa bàn mà đáng lo ngại hơn, sẽ còn có tác động về lâu dài, ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của Bình Định.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trân trọng trao tặng đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Định số tiền gần 500 triệu đồng do cán bộ, công chức, người lao động thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyên góp ủng hộ nhân dân Bình Định vùng chịu thiệt hại mưa lũ (Ảnh: Nguyễn Hân) |
“Chỉ trong vòng 1 tháng có tới 5 trận lũ liên tiếp gây thiệt hại rất lớn, không chỉ hệ thống đê điều, giao thông nông thôn và nhà cửa của người dân bị sạt lở và cuốn trôi mà còn gây tình trạng hết sức nguy hiểm khi nhà cửa, cầu đường bị ngâm trong nước lũ lâu ngày không biết sẽ có thể sập bất cứ lúc nào, hàng nghìn ha đất trồng lúa và hoa màu bị vỡ đê gây sa bồi nặng. Thiệt hại lớn và lâu dài này chưa biết đến khi nào mới có thể khắc phục hoàn toàn được”, ông Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư tỉnh ủy Bình Định lo ngại cho biết.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết, toàn bộ các cơ quan lãnh đạo tỉnh cho đến các cấp các ngành đã tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương khẩn trương khắc phục thiệt hại do mưa lũ. UBND tỉnh đã thành lập Tổ kiểm tra liên ngành, phối hợp các địa phương kiểm tra thiệt hại do mưa lũ và đề xuất giải pháp khắc phục khẩn trương để bảo đảm việc đi lại cho nhân dân và bảo đảm phục vụ trước mắt cho sản xuất vụ Đông - Xuân.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và lãnh đạo tỉnh Bình Định kiểm tra hiện trường một điểm sạt lở do mưa lũ (Ảnh: Nguyễn Hân) |
UBND tỉnh đã sử dụng hơn 60 tỷ đồng từ nguồn ngân sách dự phòng năm 2016 hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả lũ lụt. Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ và các Đoàn thể đang triển khai các hoạt động cứu trợ người dân vùng lũ, vệ sinh môi trường, ổn định đời sống nhân dân. Đã tổ chức cứu trợ cho nhân dân bị thiệt hại với giá trị 61,5 tỷ đồng.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác Bộ Kế hoạch và Đầu tư đi thăm trực tiếp hiện trường tại xã Mỹ Chánh huyện Phù Mỹ, xã Cát Sơn huyện Phù Cát và thị trấn Diêu Trì thuộc huyện Tuy Phước. Đây là 3 trong nhiều địa bàn chịu thiệt hại hết sức nghiêm trọng của tỉnh Bình Định. Riêng tại xã Mỹ Chánh hàng chục ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn, hệ thống đê kè bị vỡ sạt lở nặng gây sa bồi, cát tràn vào lấp đầy mất hơn 100ha đất trồng lúa màu mỡ nhất không thể trồng cấy. Còn tại xã Cát Sơn, cầu Dịch Nghi là một trong những cây cầu huyết mạch lớn nối tuyến đường tỉnh 634 đã bị sập đổ hoàn toàn, ngoài ra có 2 cầu lớn thuộc tỉnh lộ, 14 cầu liên xã cũng bị gãy, sập gây chia cắt giao thông trên địa bàn xã, ảnh hưởng nặng nề tới tình hình sản xuất, giao thông và cuộc sống của người dân trên địa bàn. Toàn huyện Phù Cát có tới 9 người chết, mất tích,ước tính thiệt hại toàn huyện lên tới 600 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định cho biết, cuộc sống của người dân vùng lũ tại Bình Định đang hết sức khó khăn (Ảnh: Nguyễn Hân) |
Ông Lương Văn Ngân, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát cho biết thực hiện chủ trương của Tỉnh, huyện đã hỗ trợ nhà sập với mức hỗ trợ 50 triệu – 100 triệu/ hộ, trong khi chờ kinh phí của tỉnh cấp, trước mắt huyện đã chủ động ứng trước một nửa kinh phí để hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn ổn định cuộc sống và chuẩn bị đón tết Nguyên đán.
Chứng kiến hậu quả nghiêm trọng do thiên tai lũ lụt gây ra, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng hết sức chia sẻ và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới những thiệt hại mất mát của nhân dân và lãnh đạo tỉnh Bình Định. Bộ trưởng đánh giá cao nỗ lực của Tỉnh ủy, Ủy ban các câp các ngành địa phương đã làm rất tốt công tác bảo vệ người và tài sản cho nhân dân, đồng thời tích cực nhanh chóng khắc phục hậu quả bước đầu, ổn định đời sống người dân, phục hồi sản xuất.
Theo Bộ trưởng, Bình Định tuy đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế xã hội thời gian qua song vẫn đứng ở mức trung bình thấp so với các tỉnh Nam Trung Bộ, nay lại chịu thêm nhiều thiệt hại lớn do đợt mưa lũ lịch sử gây ra sẽ có khả năng gây ra tác động tiêu cực dài hạn, kéo chậm lại tốc độ phát triển của tỉnh. Theo ước tính của Bộ trưởng, nếu không kịp thời có các biện pháp khắc phục mang tính toàn diện và hiệu quả trong trước mắt và dài hạn thì thiệt hại lũ lụt rất có thể sẽ làm Bình Đình tụt hậu khoảng 5 năm phát triển.
“Tỉnh Bình Định bị trận lũ chưa từng có gây tác động lớn, để có nguồn lực, khôi phục thế nào mất rất nhiều thời gian, huống hồ trong điều kiện ngân sách eo hẹp, nhu cầu đầu tư lớn lại phải xử lý hậu quả thiên tai nặng nề. Do đó cần thấy được trách nhiệm của các cơ quan trung ương trong việc tham gia kịp thời hiệu quả để hỗ trợ tỉnh khắc phục một phần hậu quả, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục việc đi lại sinh hoạt và sản xuất của nhân dân”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng khẳng định, Thủ tướng Chính phủ vừa về thăm làm việc với tỉnh Bình Định và đã có kết luận về chủ trương nhanh chóng hỗ trợ tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai trước mắt và lâu dài. Theo tinh thần này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn toàn nhất quán việc triển khai thực thi chủ trương này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. “Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn toàn ủng hộ chủ trương kế hoạch khắc phục thiên tai của tỉnh và trên tinh thần ủng hộ, sẽ có biện pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho tỉnh. Về cách thức thực hiện, tôi đề xuất lãnh đạo tỉnh tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các thiệt hại về hạ tầng, đời sống, sản xuất, an toàn của người dân, đồng thời, tập trung triển khai sớm việc xây dựng lại vùng tái định cư, xây dựng được các phương án cụ thể với các dự án đầu tư đi kèm rõ ràng hơn”, Bộ trưởng đặt vấn đề.
Cũng theo đề nghị của Bộ trưởng, tỉnh nên phân loại các dự án thành hai nhóm cấp bách cần làm ngay và trong dài hạn. “Cần xếp thứ tự ưu tiên, dự án nào cấp bách cần làm ngay, dự án dài hơi hơn xử lý nguồn trung hạn để có biện pháp xử lý hiệu quả phù hợp. Theo đó, việc rà soát công trình giao thông thủy lợi, đê điều, sinh hoạt thuộc nhóm cấp bách trước mắt cần xử lý ngay, bởi nếu không làm thì sẽ còn gây thiệt hại nhiều hơn nữa”, Bộ trưởng nêu rõ.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh, đề nghị các sở ban ngành phối hợp chặt chẽ trên tình thần “đeo bám” triển khai tới từng cấp và các bộ ngành. “Cần cụ thể hóa từng việc, triển khai một cách đeo bám sát sao thì mới nhanh chóng được, nếu chậm thì trôi qua là lỡ việc. Tôi đề nghị việc hoàn tất các hồ sơ thủ tục cần làm nhanh, các đơn vị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẵn sàng hỗ trợ địa phương làm thủ tục hồ sơ đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, qua khâu nào được khâu đó, tránh bị trả lại, bổ sung. Bộ cũng sẽ sẵn sàng ủng hộ toàn diện trên tinh thần làm nhanh để đảm bảo đáp ứng yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp”, Bộ trưởng khẳng định.
Nhân dịp này, đại diện cho toàn thể cán bộ, công chức, người lao động thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã trân trọng trao tặng đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Định tiền quyên góp ủng hộ nhân dân Bình Định vùng chịu thiệt hại mưa lũ với trị giá số tiền ủng hộ gần 500 triệu đồng.
Đặc biệt, toàn địa phương có 2.253 ha lúa Mùa đang trỗ chín bị ngập, ngã; 18.829 ha lúa Đông Xuân mới sạ bị ngập, hỏng giống hoàn toàn; 5.262 ha hoa màu bị ngập hư hỏng; 3.775 ha ruộng bị sa bồi, thủy phá; 200 ha cây giống bị hư hại; 23 ha cây công nghiệp bị hư hỏng; 36.600 con gia súc, 196.200 con gia cầm bị ngập chết, cuốn trôi; 4.848 tấn lương thực, 1.012 tấn lúa giống bị ngập, hư; 1,3 triệu cây mai ngập nước, hư hỏng; 338 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại và 25 tàu cá bị chìm, hư hỏng nặng (trong đó có 22 tàu bị vỡ và chìm). Ước tính tổng giá trị thiệt hại ước tính 2.214 tỷ đồng.
-
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025